Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Lý luận- Vi phạm pháp luật



I.                  ĐẶT VẤN ĐỀ:
          Mọi hiện tượng vi phạm pháp luật đều có hại cho xã hội vì nó phá vỡ trật tự Xã Hội Chủ Nghĩa, xâm hại tới các lợi ích và tinh thần của nhà nước xã hội của các cá nhân và vì vậy chủ thể của vi phạm pháp luật phải gánh chịu trách nhiệm pháp lí những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định tại các chế tài của các quy phạm pháp luật. Để việc truy cứu trách nhiệm pháp lí được bảm bảo một cách khách quan, toàn diện, chính xác và hiệu quả thì trước hết đòi hỏi phải xác định được cấu thành vi phạm pháp luật nhằm tránh làm oan những người ngay và bỏ lọt vi phạm pháp luật. Chính vì vậy,  nghiên cứu về vi phạm pháp luật yêu cầu đặt ra không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các dấu hiệu đặc trưng của nó mà cần đẩy sâu nghiên cứu, làm rõ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật.
          Với thời gian nghiên cứu không dài, trong khi đề tài nghiên cứu tương đối rộng và phức tạp, bản thân em còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, do đó, bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong hoàn chỉnh và khoa học hơn.  nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và sự góp ý của các bạn để bài làm này được
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.     Cơ sở lí luân chung
   a.Khái niệm vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Các cấu thành  vi phạm pháp luật.
Làmột sự kiện pháp lí, vi phạm pháp luật được cấu thành bởi: Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện rá bên ngoài của vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:
Hành vi trái pháp luật. Bất kì một vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi các vi phạm pháp luật, nghĩa là nếu trong thực tếkhông tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra.
Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội. Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chổ nó đã hoặc có vnguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội. Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật được xác định phụ thuộc vào tính chất và mức độ thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ gây hại cho xã hội mà hành vi trái pháp luật đó gây ra.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả mà nó gây ra cho xã hội. Mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật với hậu quả của nó gây ra cho xã hội thể hiên thể hiện ở chổ gây thiệt hại cho xã hội là do chính hành vi trái pháp luật trực tiếp gây ra, nói cách khác, sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật.
Ngoài ra còn có mặt khách quan của vi phạm pháp luật còn có các yếu tố khác như thời gian, địa điểm, và cách thức của vi phạm…
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lí bên ngoài chủ thể vi phạm pháp luật. Nó gồm những yếu tố sau:
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật:Lỗi là trạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hôi. Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể khoa học pháp lí chia lỗi ra thành hai loại: Lỗ cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý giám tiếp. Lỗi vô có  thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cầu thả.
Lỗi có ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức ro hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra.
Lỗicố ý giám tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hôi, thấy trước hậu quả  nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Lỗi vô ý vì tự tin quá: Chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhueng hi vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể gan chặn được.
Lỗi vô ý cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước đực hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước hậu quả đó.
Động cơ vi phạm. Mục đích là kết quả cuối cùng mà trong suy nghĩ của mình chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích vi phạm của chủ thể cũng thể hiện tính chất nguy hiểm của hành vi.Tuy nhiên cần chú ý là không phải khi nào kết quả của chủ thể vi phạm đạt được trong thực tế cũng trùng hợp với mục đích mà chủ thể vi phạm mong muốn đạt được.
Chủ thể vi phạm pháp luật: Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trrong trường hợp đó. Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng sẽ được xem xét tỉ mỉ ở các nghành khoa học pháp lí cụ thể.
Khách thể vi phạm pháp luật: Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Những quan hệ xã hội khác nhau thì có tính chất và tầm quan trọng khác nhau do vậy tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm ủa hành vi vi phạm pháp luật.
C. Ý nghĩa của việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật:
Việc xác định, phân tích cấu thành vi phạm pháp luật có nhiều ý nghĩa trong đó ý nghĩa quan trọng nhất là xác định được cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, theo thái độ, mức độ chống đối xã hội và cũng để phân hóa các chủ thể vi phạm pháp luật cùng yêu cầu bảo vệ các quan hệ xã hội mà nhà nước quy định các trách nhiệm pháp lí tương đương.
Bên cạnh đó, việc xác định cấu thành vi phạm pháp luật còn nhằm làm rõ mối liên hệ giữ các yếu tố của vi phạm pháp luật , giúp cho các chủ thể áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm đảm bảo được tính toàn diện, khách quan. Nhờ cấu thành vi phạm pháp luật được xác định mà người ta nhận biết được vi phạm pháp luật thuộc loại nào, là cơ sở pháp lí phân biệt hành vi vi phạm này với hành vi vi phạm khác, vừa để tránh làm oan người ngay, nhưng cũng bảo đảm không bỏ lọt vi phạm pháp luật. Chính vì vậy không xác định được cấu thành vi phạm pháp luật thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp lí.
2.     Ví dụ về vi phạm pháp luật.
Có rất nhiều ví dụ về vi phạm pháp luật trên lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế…
Sau đây em xin đưa ra một ví dụ về vi phạm pháp luật trên lĩnh vực dân sự:
     Nguyễn Văn Nghĩa (23 tuổi, Bắc Giang), là sinh viên năm 2 trường Đại Học Ngoại Thương. Năm 2008, qua Internet,Nghĩa quen với Cảnh  (Việt kiều Mỹ) Năm 2008, anh Cảnh về thăm quê và trú tại huyện Gia Lâm- Hà Nội. Đúng lúc này, Nghĩa, đang nợ lô đề và không có tiền đóng học phí, nhiều lần nhà trường nhắc nhở.12/12/2009 Nghĩa đến nhà anh Cảnh chơi và ở lại đêm. 13/12/2009, lợi dụng lúc anh Cảnh đi vắng, Nghĩa đã dùng chìa khóa vạn năng mở tủ, lấy đi 10 gam vàng.
Sau khi bán được, Nghĩa đã dùng vào việc trả nợ  (lô đề) trả tiền học và dùng vào mục đích cá nhân ( mua xe máy).
3.     Các cấu thành của vi phạm pháp luật trên.
Cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận làm thành một vi phạm pháp luật bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể. Như vậy ta thấy ví dụ trên có đầy đủ các cấu thành của một vi phạm pháp luật:
Trước tiên về mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật. Nó bao gồm hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành vi đó, mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật và hậu quả, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi pham
Hành vi trái pháp luật: Là những xử sự của con người không phù hợp với các quy định của pháp luật, vi phạm của ví dụ trn là việc làm của anh Nguyễn Văn Nghĩa lấy cắp 10 Gam vàng, bán lấy tiền để sử dụng vào mục đích riêng, đây là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong bộ luật Hình Sự.
Hậu quả của vi phạm pháp luật: Đó là sự thiệt hai do hành vi trái pháp luật của Nguyễn Văn Nghĩa gây thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đối với anh Cảnh.
Thời gian của vi phạm pháp luật: Là tại nhà anh Cảnh (Huyện Gia Lâm- Hà Nội)
Thủ đoạncủa vi phạm pháp luật: Là Nguyễn Văn Nghĩa đã lợi dụng sự quen biết của anh Cảnh và lợi dụng lúc anh Cảnh đi vắng.
Phương tiện, công cụ vi phạm: Dùng chìa khóa vạn năng để mở cửa tủ.
Thứ hai, chủ thể của vi phạm pháp luật: Là Nguyễn Văn Nghĩa, 23 tuổi, là sinh viên năm 2 trường Đại Học Ngoại Thương, không mắc bệnh thần kinh, là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Bộ luật hình sư quy đinh……..
Thứ ba, mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Đó là những biểu hiện tâm lí bên ngoài của chủ thể vi phạm pháp luật, bao gồm lỗi, động cơ, mục đích.
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật: Căn cứ vào dấu hiệu khoa học pháp lí về lỗi, Lỗi ví dụ trên là cố ý trực tiếp, bởi vì Nguyễn Văn Nghĩa đã nhìn thấy trước hậu quả gây thiệt hại gây ra đối với anh Cảnh, nhưng vẫn mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Động cơ vi phạm: Là động cơ đã thúc đẩy Nguyễn Văn Nghĩa thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là có tiền trả nợ (lô đề) và nộp học phí và nhận thấy anh Cảnh là một người giàu có nên Nghĩa đã nổi lòng tham.
Mục đích của vi phạm pháp luật đó: Đó là kết quả có ý thức mà chủ thể Nguyễn Văn Nghĩa đã đặt ra và mong muốn trả  nợ và tiền học phí, và sử dụng vào mục đích riêng( mua xe máy)
Thứ tư, về mặt khách thể: Đó là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hai, Nguyễn Văn Nghĩa đã xâm phạm đến tài sản (10 Gam vàng) của anh Cảnh mà được pháp luật bảo vệ.
4.     Tình hình vi phạm pháp luật nước ta hiện nay.
Vi phạm pháp luật là “ mặt trái” của hành vi pháp luật. Với tính cách là một hiện tượng xã hội- pháp lý có tính lịch sử, tình hình vi phạm pháp luật hàm chứa trong nó những tổ hợp các hành vi vi phạm và các điều kiện gây ra các hành vi ấy. Trong thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã tập trung vào công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật, nhưng tình hình vi phạm pháp luật vẫn luôn xảy ra với những diễn biến phức tạp, gây tổn thất không ít cho xã hội cũng như công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Có thể khái quát tình hình vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay như sau:
Trước hết, là những vi phạm pháp luật của cán bộ, viên chức nhà nước:Những hành vi tham nhũng, tiêu cực, xâm phạm sở hữu nhà nước, sở hữu công dân, cũng như các vi phạm liên quan đến những người có trách nhiệm, lợi dụng vị trí chức năng công tác có hành vi phạm pháp luật để trục lợi cá nhân, ngày càng có chiều hứng gia tăng phức tạp. Chẳng hạn chỉ tính riêng năm 1993 trong số 30.720 vụ án đã được tòa án nhân dân đưa ra xét xử thì đã có 1.640 vụ về tham nhũng và xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa. Trong nghững năm 1994,1995,1996 số lượng các vụ án tuy có giảm nhưng thiệt hại gây cho nhà nước và xã hội càng tăng lên, theo báo cáo của Chính Phủ, từ năm 1993 đến năm 1996 các hành vi phạm tội này đã gây thiệt hại 1.222 tỷ 780 triệu đồng và 34,1 triệu USD …
Trong lĩnh vực kinh tế: Tình hình vi phạm pháp luật đang có nhiều diễn biến khác so với trước đây
. Đây là vấn đề cần nhận thức rõ bởi vì sự tác động của “ mặt trái” nền kinh tế thị trường đang làm thay đổi cơ cấu cà tăng lên số vụ tội phạm kinh tế :Chỉ tính riêng năm 2001 cả nước đã có tới 23.331 vụ tội phạm kinh tế bị phát hiện và khởi tố, trong đó coa 1.593 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 1954 vụ lừa đảo, 165 vụ sản xuất vận chuyển buôn bán hàng cấm…
Trong lĩnh vực an ninh, văn hóa, xã hội: Chính sách mở của giao lưu văn hóa với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng đồng thời cũng làm cho xã hội nhưng biến động phức tạp. Tình hình vi phạm pháp luật trong thời gian trên lĩnh vực an ninh, văn hóa, xã hội có diện mạo đa dạng, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Số vụ tội phạm được phát hiện nhìn chung có chiều hướng ra tăng đặc biệt là về tội phạm về ma túy( riêng tội phạm về ma túy riêng năm 2002 đã phát hiện và khởi tố điều tra 10.250 vụ, các cơ quan chức năng đã phát hiện thu giữ 54.693 kg hê rô in, 548 kg thuốc phiện…Tội phạm có tổ chức và băng nhóm hay theo dạng maphiaa điểm hình là vụ Trương Năm Cam ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã phạm nhiều nghiêm trọng.
Một lĩnh vực mà thiệt hại đặc biệt lớn xảy ra là lĩnh vực xây dựng cơ bản. Theo báo lao động- xã hội số chủ nhật(từ ngày 2 tháng 6 đến ngày mùng 4 tháng 6 năm 2002 thì 40% là số tiền thất thoát trong xây dựng cơ bản của nước ta trong thời gian qua.
Trong xã hội đã xuất hiện một số hành vi phạm tội mới nguy hiểm như: Bắt cóc, buôn bán phụ nữ…Nhất là tội có tính quốc tế.
         
5. Một số kiến nghị nhằm giảm tình hình vi phạm pháp luật ở nước ta:
Thứ nhất, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ, củng cố an ninh. Trật tự xã hội, tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Ngĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm loại bỏ các điều kiện làm nảy sinh phát triển các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật.
Thứ hai, tăng cường xã hội hóa công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật nhằm động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật.
Phải hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho sự tuân thủ thực thi pháp luật
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật, kế hoạch hoá hoạt động xây dựng pháp luật là việc xây dựng một hệ thống các kế hoạch có sự thống nhaatsbeen trong theo những nguyên tắc phù hợp với nhu cầu xã hội về việc soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc Hội, của Chính Phủ…
Công tác kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật phải dựa trên cơ sở về dự báo hoạt động xây dựng pháp luật có tính khoa học và thực tiễn.
Thường xuyên tiến hành rà soát và phân tích hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
     Thứ ba, phải nâng cao ý thức pháp luật và trình độ văn hóa pháp lí của các chủ thể pháp luật
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật với các nội dung hiệu quả
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật, thông qua hoạt động của đội ngũ này pháp chế được củng cố, ý thức pháp luật và trình độ văn hóa pháp luật của nhân dân được nâng cao.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh, chống vi phạm pháp luật, đảm bảo xử lí nghiêm minh kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật.


II.               KẾT LUẬN:
Như vậy, tình hình vi phạm pháp luật của nước ta hiện nay đang càng diễn biến nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chủ động hội nhập quốc tế một cánh mạnh mẽ.Để nhận biết được vi phạm pháp luật chúng ta phải nhận biết được các cấu thành của vi phạm pháp luật từ đó có cái nhìn đúng đắn khách quan để đề ra các biện pháp để khắc phục tình hình vi phạm trên. 


  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét