Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hiến pháp - tổ chức và hoạt động của bộ máy Tòa án


I.                  ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì đổi mới của nước ta đã và đang có nhiều triển vọng tốt đẹp trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, những hạn chế bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng dần bộc lộ. Đây là những dào cản lớn trên bước đường phát triển kinh tế của đất nước. Bởi vậy Đảng và Nhà nước đã đang tiến hành mạnh mẽ công cuộc cải cách nhằm loại bỏ những khâu bất hợp lí trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó có các cơ quan tư pháp mà hệ thống Tòa án là một trong bộ phận quan trọng.
Thực tiễn, việc tổ chức và hoạt động trong những năm qua cho thấy những vụ việc đã bị giải quyết kéo dài, gây tâm lí phản cảm, giảm sút niềm tin trong bộ phận nhân dân, một trong những nguyên nhân trên là sự bất cập trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Tòa án. Với thời gian nghiên cứu không dài, trong khi đề tài nghiên cứu tương đối rộng và phức tạp, bản thân em còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức, do đó, bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và sự góp ý của các bạn để bài làm này được hoàn chỉnh và khoa học hơn. 
II.               GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.     Cơ sở lí luận chung.
a.     Cơ sở lí luận thực tiễn.
Trong tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nan, Tòa án nhân dân là một trong bốn hệ thống các cơ quan nhà nước hợp thành. Tòa án nhân dân thực hiện chức năng xét xử của Nhà nước. Vì vậy, tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân vừa phải thực hiện các nguyên tắc chung trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước như: Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa…Vừa thực hiện các nguyên tắc riêng do pháp luật quy định. Các nguyên tắc này được quy định trong Hiến Pháp năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Việc tuân theo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân có ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho Tòa án xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đồng thời nó cũng đảm bảo cho các bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
b.     Vai trò của Tòa án nhân dân.
Ở nước ta, Tòa án là cơ quan Nhà nước duy nhất được giao thực hiện chức năng xét xử. Tòa án có vai trò rất quan trọng trong bộ máy cơ quan Nhà nước. Vai trò đó của Tòa án xuất phát từ vai trò của hoạt động tư pháp nói chung cũng như hoạt động xét xử nó riêng và thể hiện trong các điểm sau:
Tòa án nhân dân là cơ quan hay mặt Nhà nước xử lý các vi phạm pháp luật nhằm duy trì nền công lý, bảo đảm cho pháp luật đã ban hành được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Trong xử lí các vi phạm pháp luật có sự tham gia của các cơ quan khác nhau, nhưng Tòa án là cơ quan ra các phán quyết cuối cùng có hiệu lực thi hành về các vi phạm đó.
Qua hoạt động bảo vệ pháp luật, phán quyết về các vi phạm pháp luật, Tòa án là phương tiện hữu hiệu để tổ chức, công dân bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của mình. Hoạt động của Tòa án trực tiếp liên quan đến các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, qua xét xử công khai các vụ án công dân có điều kiện tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với hoạt động của Tòa án.
Hoạt động xét xử của Tòa án kiểm tra tính đúng đắn, khách quan, hiệu quả của các hoạt động tố tụng trước khi xét xử như khởi tố, khởi kiện, điều tra, truy tố…
Nói tóm lại, qua thực hiện nhiệm vụ trung tâm của quyền tư pháp, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân , hoạt động của Tòa án nhân dân góp phần thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước, thể hiện trực tiếp bản chất của Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
2. Các nguyên tắc và hoạt động của Tòa Án Nhân Dân.
 Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân.
Theo Hiến pháp năm 1946, thẩm phán các Tòa án đều do Chính phủ bổ nhiệm. Đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, năm 1981 thì thẩm phán Tòa án nhân nhân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm( hiến pháp năm 1959), Hội đồng nhà nước cử (Hiến pháp năm 1980). Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương đều do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu và bãi miện.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã thay thế chế độ bầu cử thẩm phán các Tòa án địa phương bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã tạo điều kiện tốt hơn cho Tòa án xét xử được độc lập, khách quan và đề cao phẩm chất nghề nghiệp của thẩm phán.
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi năm 2001 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì Chánh Án Tòa án Nhân Dân Tối cao do Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của  Chủ Tịch nước; phó chánh án  và thẩm phán nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án, thẩm phán Tòa án quân sự trung ương do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức; thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự khu vực và tương đương, Tòa án quân sự khu vực do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn thẩm phán, chánh án, phó chánh án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với thường trực hội đồng nhân dân địa phương; chánh án, phó chánh án tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực do chánh án tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với bộ trưởng bộ quốc phòng.
Nhiệm kì của chánh án, phó chánh án và thẩm phán Tòa Án nhân dân tối cao, chánh án, phó chánh án và thẩm phán tòa án nhân dân địa phương, tòa án quân sự là 5 năm.
Đối với hội thẩm nhân dân được thược hiện theo chế độ bầu hoặc cử. Hội Thẩm tòa án nhân dân địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Mặt Trận Tổ Quốc cùng cấp và do hội đồng nhân dân   Cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với ủy ban mặt Trận Tổ Quốc cùng cấp.
Hội thẩm quân nhân tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân độ nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng,tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi  nhiệm theo đề nghị của chánh án tòa án quân sự quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương .
Nguyên tắc khi xét sử có hội thẩm nhân dân( hội thẩm quân nhân) tham gia, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.
Nguyên tắc này được quy định từ Hiến Pháp năm 1946 đến Hiến Pháp năm 1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) và các luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002.
Với bản chất nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nguyên tắc khi xét sử có hội thẩm nhân dân thâm gia khẳng định tính dân chủ của chế độ ta.
Hội thẩm nhân dân là những người lao động sống và làm việc gần gũi với cuộc sống của nhân dân, thay mặt nhân dân tham gia và hoạt động xết xử của tòa án, đảm bảo cho việc xét xử của tòa án đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, sát với thực tế đời sống.  Trong quá trình xét xử, các thành viên trong hội đồng xét xử đều có quyền đưa ra thảo luận tất cả các vấn đề quan trọng cần giải quyết tại phiên tòa, có quyền xét hỏi, nghị án, lượng tội, định hình, quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự. Mọi quyết định của tòa án đều là những ý kiến đã được thảo luận và biểu quyết theo đa số.
Khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán là điều kiện để hội thẩm nhân dân phát huy được vai trò là người đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt đọng xét xử của tòa án.
Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
Nguyên tắc này được quy định trong hiến pháp năm 1946 đến  Hiến Pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) và các luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nó đảm bảo cho tòa án xét xử khách quan, đúng pháp luật để bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện.
Khi xét xử tát cả các vụ án ở tất cả các vụ án trình tự tố tụng, thẩm phán và hội thẩm nhân dân chỉ căn cứ vào chứng cứ và các quy phạm pháp luật cần áp dụng để giải quyết các vụ việc và ra các bản án, quyết định cụ thể, không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nao.
Khi xét xử, các thành viên trong hội đồng xét xử cũng độc lập với nhau trong việc xác định chứng cứ, lựa chọn các quy phạm pháp luật cần được áp dụng đẻ định tội và lượng hình đối với các vụ án hình sự, quyết định quyền và nghĩa vụ đương sự trong các vụ án khác.
Đối với một bản án có thể xét xử nhiều lần theo các thủ tục sơ thẩm phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Đối với các bản án xét xử sơ thẩm thì không phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Ngược lại khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không lệ thuộc vào chứng cứ, kết luận của tòa án đã xét xử sơ thẩm mà phải tự mình xác định chứng cứ, quy phạm pháp luật cần được áp dụng để có quyết định cụ thể.
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Nguyên tắc này được quy định từ Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp năm 1992( sửa đổi bổ sung năm 2001) và các luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981.
Xét xử là hoạt động đặc thù do tòa án nhân dân thực hiện nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghiã, lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân. Bằng bản án, quyết định của tòa án mà các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được hưởng các quyền hoặc thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Vì vậy việc xét xử của tòa án phải khách quan, đúng pháp luật đòi hỏi phải phát huy trí tuệ tập thể
Các văn bản về tố tụng đã được quy định cụ thể thành phần của hội đồng xét xử ở từng cấp xét xử:
Hội đồng xét xử  sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Đối với các vụ án mà bị cáo định đưa ra xét xử về tội theo khung hình phạt có mức độ cao nhất là tử hình thì hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân.
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán và trong trường hợp cần thiết thì có thêm hai hội thẩm nhân dân.
Hội đồng xét xử gồm giám đốc thẩm và tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao bao gồm ba thẩm phán. Hội đồng thẩm phán của tòa àn nhân dân tối cao, ủy ban thẩm phán của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì số thành viên tham gia xét xử phải chiếm hai phần ba tổng số các thành viên của hội đồng thẩm phán hoặc ủy ban thẩm phán đó.
Nguyên tắc tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Nguyên tắc này được quy định từ Hiến Pháp năm 1946 đến Hiến Pháp năm 1992( sử đổi bổ sung năm 2001) và các luaath tổ chức tòa án năm 1960, 1981, 1992, 2001.
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ các tòa án nhân dân phải có kế hoạch xét xử các vụ án. Kế hoạch xét xử phải niên yết tại trụ sở của tòa án, tòa án phải thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú và lạm việc cuối cùng của bị cáo. Đồng thời tòa án phải thông báo cho bị cáo, người bị hại, các đương sự và những người có liên quan đến vụ án phải biết thời gian địa điểm xử án. Về nguyên tắc chung, việc xử án phải được tiến hành tại phòng xử án của tòa án nhưng tòa án có thể xét xử lưu động ở nơi xảy ra vụ án đẻ tăng cường tính giáo dục.
Tại các phiên tòa, mọi công dân đủ 16 tuổi trở lên đều có quyền tham dự. Ngoài xét xử công khai, luật tổ chức tòa án nhân dân cũng quy định tòa án có thể xét xử kín đẻ giữ bí mật của nhà nước.
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Trong hoạt động xét xử của tòa án, nguyên tắc này được quy định trong điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “ Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội, cá nhân, cơ quan, tổ chức đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”
Theo quy định trên thì mọi tội phạm, mọi tranh chấp pháp lí theo bất kì ai thực hiện đều do cơ quan tòa án nhân dân xét xử công bằng, không thiên vị. Trong những điều kiện, hoàn cảnh như nhau mà hành vi vi phạm pháp luật như nhau thì tòa án phải áp dụng các quy phạm pháp luật như nhau.
Mặt khác, khi xét xử tòa án phải thật sự đảm bảo sự bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ khi họ tham gia vào các thủ tục tố tụng do pháp luật tố tụng đã đinh.
Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của các bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Để thực hiện quyền bào chữa của mình bị cáo hoặc đương sự có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ luật sư, người đại diện hợp pháp ra bào chữa cho minh. Trong trường hợp cần thiết mặc dù bị cáo không yêu cầu nhưng tòa án vẫn yêu cầu đoàn luật sư bào chữa cho bị cáo, đó là những trường hợp sau:
          Bị cáo có nhược điểm về thể chất và tinh thần
Bị cáo phạm tội nghiêm trọng mà hình phạt cao nhất là tử hình
Bị cáo là vị thành niên bị phạm tội
Bằng chứng cứ, lập luận bị cáo có thể chứng minh trước phiên tòa về những hành vi của mình là vô tội hoặc có tội nhưng mức án phải được xử nhẹ hơn. Các đương sự trong vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình …bàng chứng cứ, lập luân có thể khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình trước phiên tòa.
Nguyên tắc công dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước phiên tòa.
Nguyên tắc này được quy định trong hiến Pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi bổ sung năm 2001) và các luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1960, 1981, 1992, 2002. Tại Điều 10 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 quy định: “ Tòa án đảm bảo cho những người tham gia tớ tụng quyền dùng tiếng nối, chữ viết của dân tộc mình trước tòa án”
Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên tòa như các bị cáo, người bị hại, đương sự… Thể hiên một cách chính xác và đúng đắn ý chí của minh khi tham gia tố tụng, giúp cho các tòa án xét xử chính xác, khách quan..
Trong trường hợp người tham gia tố tụng trình bày ngôn ngữ dân tộc của họ thì tòa phải chỉ người phiên dịch.
 Nguyên tắc tòa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
Tòa án nhân dân tối cao chịu sự giám sát của quốc hội, chánh án tòa án nhân đan tối cao phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc hội, trong thời kì Quốc Hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cao trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội và chủ tịch Nước, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc Hội . Tòa án nhân dân địa phương chịu sự giám sát của hội đồng nhân dân. Chánh án tòa án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo trước hội đồng nhân dân cùng cấp, trả lời chất vấn của hội đồng nhân dân.
 Nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Nội dung nguyên tắc này được quy định cụ thể tai khoản 1 Điều 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002: “tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét”. Bản án quyết đinh sơ thẩm của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo yêu cầu của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định  sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xết xử phúc thẩm. Bản án quyết đinh phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, Luật tổ chức tòa án nhân dân đã dầm bảo việc thược hiện quyền tố tụng của bị cáo và các đương sự bị xét xử qua hai cấp: cáp xét xử sơ thaqamr và cấp xét xử phúc thẩm   
          3. Thực tiễn hoạt động của Tòa Án Nhân Dân.
Hiện tại, số lượng án một năm nghành tòa án thụ lý và xét xử chỉ tính riêng về dân sự là khoảng 100.000 vụ. Cụ thể năm 2000 riêng các tòa án sơ thẩm đã phải giải quyết 111.721 vụ, nếu tính số lượng thẩm phán các tòa án cấp huyện là 2.310 người thì trung bình 1 năm 1 thẩm phán sơ thẩm phải xử lí 43 vụ án.
Theo thống kê của nghành Tòa án, các tòa án trong cả nước đã thụ lí, xét xử và giải quyết sơ thẩm các vụ( chủ yếu là hình sự và dân sự) từ năm 1994 đến nay:
Năm 1994, thụ lý 107.447 vụ án theo trình tự sơ thẩm, giải quyết theo trình tự sơ thẩm 85.343 vụ.
Năm 1998 thụ lý 164.132 vụ theo trình tự sơ thẩm, giải quyết theo trình tự sơ thẩm là 142.977 vụ. Năm  2000, số vụ án giải quyết là 191.783 vụ, đã giải quyết là 165.048 vụ.
Năm 2001 số vụ tòa án phải giải quyết là 179.584 vụ, số vụ đươc giải quyết là 167.663 vụ.
Những bản án, quyết định được đưa ra bởi hoạt động của tòa án đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt pháp lí:  Năm 2006 Trong lĩnh vực hình sự theo thống kê với 74.214 vụ án được giảu quyết thì có 0,6 % các bản án, quyết định bị hủy và 4,1% là bị sửa. Điều có có nghĩa với hơn 70.000 phán quyết thì sẽ có khoảng 420 phán quyết phải bị hủy và hơn 2.870 phán quyết phải bị sửa đổi thì mới có tính công bằng.
          Trong việc giải quyết tranh chấp và yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình với 142.993 vụ việc được giải quyết.
          Trong việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu kinh doanh thương mại và yêu cầu tuyên bố phá sản với 2.258 vụ việc được giải quyết.
Trong giải quyết các tranh chấp và yêu cầu lao động, với 953 vụ được giải quyết, trong giải quyết án hành chính có 1.071 vụ án được giải quyết.
           4. Một số hạn chế trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án     .
Thứ nhất, theo pháp luật hiện hành, Toà án của nước ta được tổ chức theo đơn vị hành chính: Toà án tối cao, Toà án cấp tỉnh và Toà án cấp huyện. Với quy định tổ chức toà án thành 3 cấp và trải đều trên tất cả các tỉnh của đất nước vô hình trung đã tạo ra một thực trạng có nơi toà án quá tải, có nơi toà án không có việc làm. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của toà án còn chịu sự chi phối của cấp chính quyền tương đương và của cấp uỷ Đảng. Điều đó làm cho nguyên tắc đề cao và tuân thủ triệt để tính độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử chưa được bảo đảm.
Thứ hai, trong quá trình cải cách tư pháp về việc bảo đảm nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật là một vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Bởi lẽ, thực tế cho thấy, nhiều Thẩm phán khi xét xử vẫn chưa hoàn toàn độc lập. Việc báo cáo án và nhận sự định hướng xét xử từ lãnh đạo của Thẩm phán chỉ giải quyết được mối quan hệ hành chính giữa cấp trên và cấp dưới mà không đảm bảo được nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán. Bên cạnh đó, tình trạng hiệp thương án để trách nhiệm không thuộc về cơ quan nào trong các cơ quan tiến hành tố tụng cũng đang là vấn đề cần được thực tiễn cải cách tư pháp giải quyết.
Thứ ba, theo quy định pháp luật về Toà án hiện nay, vấn đề chức năng, nhiệm vụ của Toà án vẫn còn những bất cập, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao. Có thể nói đến chức năng giải thích pháp luật. Hiện nay, Toà án tối cao có nhiều hướng dẫn không chính thức dưới dạng văn bản về nội dung một số điều.
Thứ tư, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ ngành Toà án chưa thật sự phù hợp với yêu cầu đặt ra của Chiến lược cải cách tư pháp do Đảng khởi xướng.
4. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân..
Một là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động tư pháp. Do đó, cần xây dựng mới và sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Toà án nhân dân để cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân có sự hợp lý hơn, nhằm bảo đảm cải cách Toà án phục vụ cho cải cách tư pháp.
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và khắc phục những bất cập trong tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử cuả Toà án, tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án địa phương, tiến tới thực hiện tổ chức Toà án theo hai cấp xét xử; nghiên cứu thành lập Toà án khu vực, áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử.
Ba là, nghiên cứu khả năng trao cho Tòa án quyền giải thích pháp luật, phán xét tính hợp pháp, hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành. Chức năng này hiện nay được giao cho các cơ quan như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ và các cơ quan khác.
Bốn là, thời gian tới cần xây dựng chiến lược nâng cao trình độ cán bộ ngành Toà án; trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật tốt hơn nữa cho Toà án nhân dân cấp huyện để bảo đảm cho việc tăng thẩm quyền xét xử của Toà án cấp huyện có tính khả thi trên thực tế.
Năm là, việc tổ chức phiên toà xét xử cần đổi mới theo hướng xác định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm pháp lý của cả những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng; bảo đảm nguyên tắc tranh tụng công khai, dân chủ và nghiêm minh trong xét xử.
Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Toà án trên cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy, cần tăng cường hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác cán bộ Đảng, kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Toà án; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trước nhân dân và trước Đảng.


III. KẾT LUẬN.
Như vậy,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét