Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hôn nhân GĐ- Đảm bảo quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi


MỞ ĐẦU
Sự kiện sinh con của người phụ nữ làm phát sinh mỗi quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Đó là mỗi quan hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học. Việc xác định cha, mẹ cho con là cần thiết nhằm xác định rõ chủ thể của quyền giữa cha, mẹ và con. Tuy nhiên có những mỗi quan hệ giữa cha, mẹ và con được xác lập không phải là theo quan hệ huyết thống, đó là mỗi quan hệ giữa cha, mẹ và con nuôi. Khi mỗi quan hệ này được xác lập thì cũng có quyền và nghĩa vụ như con để. Nuôi con nuôi là việc xác lập mỗi quan hệ giữa cha, mẹ và con, giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Trước đây pháp luật phong kiến Việt Nam quy định chế định nuôi con nuôi chỉ xuất phát từ lợi ích của người nhận nuôi. Hiện nay chế định nuôi con nuôi được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình Nhà nước ta từ năm 1959 đến nay xuát phát đầu tiên là từ lợi ích của người được nhận làm con nuôi, việc nuôi con nuôi nhằm chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuy nhiên mục đích nuôi con nuôi là xuất phát từ lợi ích của người được nhận nuôi làm con nhưng quyền làm cha, mẹ cũng phải được đảm bảo, đặc biệt là quyền làm mẹ, để người phụ nữ có thể chăm sóc, giáo dục con cái của mình một cách tốt nhất và bảo dảm cho người phụ nữ được hưởng các quyền của cha, mẹ đối với con và con nuôi. Trong thực tế vấn đề này còn rất nhiều bất cấp mà Luật hôn nhân và gia đình chưa thể điều chỉnh vì các mỗi quan hệ trong vấn đề này rất đa dạng, phức tạp luôn luôn thay đổi mà khả năng nhận thức của con người là có giới hạn. Để có cái nhìn chính xác, nhũng vấn đề về nuôi con nuôi chúng ta sẽ đi tìm hiểu chuyên đề ( Đảm bảo quyền làm mẹ trong việc nuôi con nuôi ).
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC LẬP MỖI QUAN HỆ GIŨA CHA, MẸ VÀ CON, NGƯỜI NHẬN NUÔI VÀ NGƯỜI ĐƯỢC NHẬN LÀM CON NUÔI.
Việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp phải tuân thủ các thủ tục của việc nhận con nuôi nhu: mục đích, các điều kiện để được nhận con nuôi hợp pháp theo những quy định của luật hôn nhận và gia đình.
1. Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc nhận nuôi dưỡng một đứa trẻ, cũng có trường hợp người được nhận làm con nuôi đã thành niên, không do họ sinh ra nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Bảo đảm cho người cho người được nhận nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức của xã hội. Điều này được quy định tại điều 67 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Đồng thời trong những trường hợp đặc biệt, việc nuôi con nuôi cũng nhằm bảo đảm cho người già, yếu được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng.
Việc nuôi con nuôi không những nhằm mục đích bảo đảm về quyền lợi cho trẻ em, người tàn tật, người già yếu cô đơn mà còn nhằm gắn bó người nuôi và con nuôi trong quan hệ tình cảm cha, mẹ.
Quan tâm đến sự phát triển của trẻ em đảm bảo quyền lợi của người tàn tật, thương binh, người già yếu cô đơn là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của mọi công dân. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi, quy định tại điều 67 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Chế định này góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội, bảo đảm cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ cơ nhỡ, trẻ mồ côi, trẻ em trong các gia đình đặc biệt khó khăn. . . được chăm sóc, nuôi dưỡng và giao dục trong môi trường gia đình.
Đối với mục đích và hành vi nuôi con nuôi để bóc luột sức lao động , xâm phạm tinh dục, mua bán trẻ em hoặn vì những mục đích trái pháp luật khác điều bị nghiêm cấm, điều này được quy định tại điều 67 khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình.
2. Các điều kiện để việc nhận nuôi con nuôi hợp pháp
Về phía người được nhận nuôi làm con nuôi.Theo quy định tại điều 68 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì người được nhận làm con nuôi phải từ mười năm tuổi trở xuống. Căn cứ vào đặc tính thể chất của lứa tuổi này, các em chưa đủ khả năng tự lập nên cần được nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và giáo dục. Nếu các em ở độ tuổi này không còn cha mẹ, không xác định được cha, mẹ, cha mẹ rơi vào tình trạng không có khả năng lao động hoặc mất năng lục hành vi dân sự thì các em có quyền được nhận làm con nuôi để cha, mẹ nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các em. Theo quy định tại điều 1 Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em( 12-8-1991 ) và công ước quốc tế và quyền trẻ em thì đây là lứa tuổi các em cần được đặc biệt quan tâm và bảo vệ.
Trong trường hợp đặc biệt người được nhận làm con nuôi có thể trên mười năm tuổi nếu người đó là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu, cô đơn theo điều 68 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Người được nhận làm con nuôi chỉ có thể có một người là cha nuôi hoặc một người là mẹ nuôi hoặc hai người là cha mẹ nuôi nếu hai người là vợ chông của nhau điều 68 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Điều kiện về phía người nhân nuôi co nuôi. Theo quy định tại điều 69 Luật hôn nhận và gia đình năm 2000 thì người nhận nuôi con nuôi phải có đủ các điều kiện.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại điều 22, 23 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì người có năng lực hành vi dân sự là người thành niên và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên: Quy định sự chênh lệch về độ tuổi giữa người nuôi và con nuôi là phù hợp về sự chênh lệch độ tuổi giữa cha, mẹ phát sinh trên sự kiện sinh đẻ. Thông thường sau khi kết hôn, vợ chông chung sống và người vợ mang thai sinh con thì vợ chông hơn con của họ ít nhất là khoảng mười chín đến hai mươi tuôi. Đồng thời quy định sự chênh lệch về độ tuổi này sẽ bảo đảm cách ứng xử trong gia đình hợp lẽ sống, truyền thống văn hóa và đặc biệt là cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi đạt kết quả.
Có tư cách đao đức tốt: Đây là yếu tố cần thiết để bảo đảm cho người con nuôi sống trong môi trường gia đình lành mạnh, bảo dảm cho sự hình thành và phát triển tốt về nhân cách cho người con nuôi, bảo đảm cho cha, mẹ nuôi là tấm gương sáng phản chiếu tới người con nuôi, bảo đảm cho việc nuôi con nuôi đạt được mục đích của nó và phù hợp với ý nghĩa của việc nuôi con nuôi.
Có điều kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi: Các điều kiện thực tế có thể là điều kiện về sức khỏe, điều kiện về thời gian, điều kiện về kinh tế. . . Người con nuôi chỉ đucợ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt khi người nuôi có sức khỏe tốt, có đủ thời gain quan tâm, chăm sóc người con nuôi về mọi mặt và có khả năng về kinh tế.
Không phải là những người bị hạn chế về một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình. Dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp, mua bán, đánh cháo, chiếm đoạt trẻ em. Các tội xâm phạm tinh dục đối với trẻ em. Có hành vi xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Quy định này trước hết nhằm bảo đảm cho người con nuôi được sống trong môi trường lành mạnh, đồng thời cũng tránh những ảnh hưởng không tốt của cha, mẹ đối với con nuôi, ngăn chặn khả năng xấu có thể xảy ra đối với người con nuôi do sự lệ thuộc của người con nuôi vào cha, mẹ nuôi.
Việc nuôi con nuôi phải trên cơ sở tự nguyện của các bên: Trước hết đó là sự đồng ý của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người con nuôi chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Sự đồng ý đó phải thể hiện bằng văn bản điều 71 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Sự tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi là một trong những yếu tố quan trọng để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lý. Theo điều 36 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày mừng 10 tháng 10 năm 1998 quy đinh về thủ tục đang khí nhận nuôi con nuôi chỉ rõ: người xin nhận con nuôi phải nộp đơn xin nhận nuôi con nuôi, điều này chứng tỏ họ phải hoàn toàn tự nguyện và mong muốn được nhận con nuôi nên đã bày tỏ ý chí băng đơn xin nhận nuôi con nuôi. Nếu người nhận nuôi con nuôi đang có vợ hoặc chồng, thì đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ ký của cả vợ chồng. Nếu người được nhận làm con nuôi đã đủ chín tuổi trở lên phải được sự đồng ý của bản thân người được nhận làm con nuôi.
Như vậy việc nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của các bên để làm cơ sở cho các bên thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con phát sinh trong sự kiện nuôi dưỡng này.
Việc nuôi con nuôi phải được đăng khí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và ghi vào sổ hộ tịch theo điều 72 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Người nhận con nuôi phải xuất trình cho cơ quan đăng kí con nuôi( Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu việc nuôi con nuôi co yếu tố nước ngoài ) các giây tờ: Đơn xin nhận con nuôi: Giấy thỏa thuận về đồng ý cho trẻ em làm con nuôi củ cha, mẹ đẻ hoặc người giam hộ, cơ sở y tế, cơ sở nuôi dưỡng hoặc người từ chín tuổi trở lên lam con nuôi: Giây khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi: chứng minh nhân dân của người nhận con nuôi: sổ hộ khẩu gia đình của các bên.
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký nuôi con nuôi tiến hành xác minh, nếu thấy có nghi vấn thì phải niên yết công khai việc xin nhận con nuôi. Nếu thấy đủ điều kiện của việc nhận nuôi con nuôi thì cơ quan đăng ký nuôi con nuôi thông báo cho các bên biết về ngày đăng ký.
Lễ giao nhận con nuôi: Tại lễ giao nhận con nuôi, bên giao, bên nhận và người được nhận nuôi phải cung có mặt, bên giao, bên nhận cùng ký tên v giào sổ đăng ký nhận con nuôi và biên bản giao, nhận con nuôi. Chủ tich Ủy ban nhân dân ký trao mỗi bên một bản chính quyết định cong nhận nuôi con nuôi và giải thích cho bên nhận con nuôi và con nuôi về quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
Việc nuôi con nuôi phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên mới có giá trị pháp lý. Kể từ ngày các bên nhận quyết định công nhận nuôi con nuôi, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Kể từ  khi việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực pháp lý thì quan hệ về quyền và nghĩa vụ của  mẹ và con nuôi phát sinh các quyền và nghĩa vụ như con đẻ. Nghĩa vụ về quyền nhân thân giữa mẹ và con là các lợi ích về tinh thần, là tình yêu thương gắn bó giữa mẹ và con mang tính ổn định và thiêng liêng. Nghĩa vụ về quyền nhân thân giữa mẹ và con bao gồm.
a. Nghĩa vụ và quyền giữa mẹ và con mang tính chất tình cảm, đạo lý.
 Mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, chí tuệ và đạo đức, bảo đảm cho con trở thành người con hiếu thảo cua gia đình, công dân có ích cho xã hội  điều 34 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Cha, mẹ phải tôn trọng ý kiến của con, bảo đảm cho con được sống trong gia đình dân chủ nhằm bảo vệ quyên và lợi ích của con và phát huy tính tự lập, sáng tạo của con.
Cha, mẹ không phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con, không được lợi dụng sức lao động của con chưa thành niên hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội điều 34 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng và biết ơn cha, mẹ lắng nghe lời khuyên bảo đúng đắn của cha, mẹ, giữa gìn danh dự tốt đẹp của gia đình.
Con có nghĩa vụ, quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ về vật chất và tinh thần, bảo đảm cho cha, mẹ sống vui khỏe, đặc biệt là khi cha, mẹ đã cao tuôi. Con không được có hành vi ngược đãi, xúc phạm, hành hạ cha, mẹ điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Con có quyền chọn nghề nghiệp và tham gia hoạt động xã hội. Cha, mẹ có quyền hướng dẫn con trong việc chọn nghề nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội mà không có quyền ngăn cấm điều 37 khoản 2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
b. Con chịu sự chi phối đương nhiên của cha, mẹ trong chế định pháp lý về nhân thân.
Mẹ nuôi là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác đại diện giám hộ điều 39 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Mẹ có quyền nhân danh con để bảo vệ lợi ích hợp pháp của con. Con đã trưởng thành có đủ điều kiện là người giám hộ cho cha, mẹ mât năng lực hành vi dân sự.
2. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa mẹ và con nuôi.
Quan hệ giữa mẹ và con nuôi được xác lập khí hai bên cho con đi làm con nuôi và bên nhận con nuôi ký vào sổ đăng ký nhận con nuôi thì quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha, mẹ và con nuôi cũng được xác lập từ đây.
Mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng con nuôi. Điều này xuất phát từ tinh cảm tự nhiên là cha, mẹ yêu thương con, nên nghĩa vụ này được  mẹ nuôi tự nguyện thực hiện. Trong Luật hôn nhân và gia đình , nghĩa vụ này được bảo đảm về mặt pháp lý. Tuy nhiên cha, mẹ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, con nuôi khi con chưa thành niên, chưa có khả năng lao động để tự nuôi mình hoặc con bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để tự nuôi mình quy định tại điều 36 khoản 1 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ nuôi đặc biệt khi cha, mẹ nuôi ốm, đau già yếu, tàn tật. Các con không phân biệt con trai, hay con gái, con đẻ, hay con nuôi, con trong hôn nhân, con ngoài hôn nhân đều phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ như nhau.
Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chât đồng thời và tuyệt đối, không mang tính chất đền bù tương đương, nghĩa vụ nuôi dưỡng cha, mẹ và con luôn gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể, không thể chuyển dịch cũng như không thể thay thế băng nghĩa vụ khác.
Quyền sở hữu tài sản riêng của con nuôi. Theo quy định tại điều 44 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trong gia đình bât kỳ độ tuổi nào cũng có tài sản riêng. Quy định này khẳng định quyền độc lập về tài sản của con trong gia đình và phù hợp với quy định của hiến pháp về quyền sở hữu tài sản về công dân điều 58 Hiến pháp 1992. Tài sản riêng gồm: Tài sản con được thừa kế riêng, được tăng cho riêng. Thu nhập do lao động của con. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con. Các thu nhập hợp pháp khác. Quản lý tài sản riêng của con, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định con từ đủ mười năm tuổi trở lên thì có thể tự mình quan lý tai sản riêng. Nếu con nuôi không tự quản lý thì có thể nhờ mẹ nuôi quản lý điều 45 khoản 1. Con dưới mười năm tuổi, con mất năng lục hành vi dân sự thì không thể tự mình quản lý tài sản riêng của mình được. Vì vậy cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền quản lý tài sản riêng cho con hoặc có thể ủy quyền cho người khác quản lý.Cha, mẹ phải quản lý tài sản riêng của con dưới mười năm tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự.
Việc định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên. Cha, mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười năm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó. Việc định đoạt tài sản riêng của con phải vì lợi ích chính của người có tài sản đó nếu con đã từ chín tuổi trở lên mà không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không điều khiể được hành vi của mình thì xem xét đến nguyện vong của con. Trong trường hợp con đủ mười năm tuổi đến mười tám tuổi thì có quyề định đoạt tài sản riêng, định đoạt những tài sản lớn phải có sự đồng ý cua cha, mẹ.
Con nuôi có quyền được thừa kế hai mang, tài sản của cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi. Vì việc cho con đi làm con nuôi không làm chấm dưt hoan toàn quan hệ với cha, mẹ đẻ đặc biệt là trong quan hệ tinh cảm.
Nghĩa vụ của cha, mẹ trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con gây ra. Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên dưới mười năm tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự gây ra.
III-QUYỀN LÀM MẸ ĐỐI VỚI CON NUÔI TRONG THỰC TẾ.
Theo quy định tại điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, kể từ thời điểm đang khí việc nuôi con nuôi. Thì giữa cha, mẹ và con nuôi phát sinh quyền và nghĩa vụ:
 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Người mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc con nuôi như con đẻ của mình, trong cuộc sống việc người mẹ không đẻ con mà vẫn được làm mẹ là một điều rất tốt, phù hợp với đạo đức, truyền thống tốt đẹo của xã hội. Vì trong xã hội chúng ta có biết bảo những đữa trẻ sinh ra mà không có cha mẹ, hoặc cha mẹ của đứa trẻ lâm vào tình trạng đặc biệt khó khăn, mất năng lực hành vi dân sự. Và không phải chỉ có những đứa trẻ mà cả những người phụ nữ, người mẹ vì một lý nào đó không thể thực hiện được chức năng cao quý nhất của người phụ nữ đó là chức năng làm mẹ. Việc nhận nuôi con nuôi nhằm mục đích bù đắp sự thiế hụt về tình cảm, tình yêu thương, nên người được nhận làm con nuôi thường được quan tâm, nuôi dưỡng, chăm sóc, giao dục một cách tốt nhất từ bàn tay của người mẹ. Người mẹ chăm lo việc học tập của con, hướng dẫn con chọn nghề nghiệp, việc làm, giúp đỡ con tham gia vào các hoạt động xã hội.
Tuy nhiên trong xã hội việc nhận nuôi con nuôi con nhăm mục đích khác, nuôi con nuôi nhằm muc đích bóc lột sức lao động, ép buộc làm những việc vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp như vậy con nuôi bị hành hạ, đánh đập, bị xâm phạm đến nhân phẩm và tính mạng gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. tuy pháp luật cấm nhưng những hiện tượng như vậy vấn con tồn tại rất nhiều trong xã hội. Con nuôi bị phân biệt đối xử với con đẻ, bị cha mẹ nuôi khinh mệt, đánh đập hành hạ môt cách dã man. Điển hình là vụ chị Hồ Thị Ba. Phường An Khánh xét xử Hồ Thị Ba, bà mẹ từng hành hạ, bắt bé Hồ Thị Bông (11 tuổi) phải đi ăn xin. Khởi tố vụ án bé gái 9 tuổi bị đánh đập dã man Theo cáo trạng, chiều 26/11/2007, do bé Bông... được Ba dắt về nhà  nuôi. hành động bất nhân của mình đối với một đứa trẻ mà Ba tự nhận đó là con, khiến ai cũng phải rùng mình, khiếp sợ.
Nhưng cũng không ít những trường hợp con nuôi có những hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng và nhân phẩm của người nuôi mình, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng mình chính vì vậy quyền làm mẹ ỏ đây cần được quan tâm.
Quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt quy định tại điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 việc nuôi con nuôi có thể chấm dứt trong các trường hợp sau: cha, mẹ và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Con nuôi bi kết án một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự của cha, mẹ nuôi, ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tài sản cuar cha, mẹ nuôi. Quan hệ giữa mẹ nuôi và con nuôi cũng chấm dứt khi cha, mẹ đã có hành vi hành hạ ông bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Mua bán đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em, có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái đạo đức xã hội bị hạn chế một số quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên… cha, mẹ đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì muc đích trục lọi khác. Việc chấm dứt nuôi con nuôi do Tòa án nhân dân quyết định theo yêu cầu của con nuôi đã thành niên, cha, mẹ đẻ, người giám hộ của người con nuôi, cha, mẹ nuôi thì Tòa án nhân dân có thể tuyên bố châm dứt quan hệ giữa cha ,mẹ nuôi và con nuôi.
KẾT LUẬN
Kể từ khi quan hệ giữa cha, mẹ và con nuôi được xác lập

















































BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NUỘI



BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ



ĐỀ TÀI: ĐẢM BẢO QUYỀN LÀM MẸ TRONG VIỆC NUÔI CON NUÔI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TÔ VIỆT DŨNG
MÃ SỐ SINH VIÊN: 351550
LỚP: N08
NHÓM: 5














Hà Nội Tháng 4 Năm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét