Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Dân sự- Tình huống bảo đảm thự hiện nghĩa vụ


TÌNH HUỐNG
Gia đình anh A  muốn mở ruộng diện tích trồng cà phê của trang trai nhà anh do thiếu vốn nên anh A đã kí hợp đồng vay tiền gia đình nhà ông B với số tiền là 500 triệu đồng với lãi suất là 1,7 phần trăm, thời hạn gia đình ông B cho gia đình ông A vay là 3 năm và gia đình ông A phải thế chấp cho gia đình nhà ông B mảnh đất mà ông A vừa mua ở trên thị xã để làm nhà với giá trị là 700 triệu đồng. Nhưng sau 3 năm do gặp phải nhiêu thiên tai nên ông A không có khả năng trả được nợ  và lãi mà ông đã vay của ông B đã điến hạn thanh toán. Do vậy ông B yêu cầu gia đình ông A bán mảnh đất của gia đình ông A mua trên thị xã do ông thế chấp để khấu trừ khoản nợ và lãi mà ông A đã vay của ông B.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Về mặt lý luận giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế không phải bất cứ ai tham gia giao dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Trong quan hệ nghĩa vụ người có quyền có quyền chủ động yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện đứng hoặc không thực hiện nhăm thảo mãn lợi ích của mình. Để bảo đảm quyền và lợi ích của mình bên có quyền được nhận bảo đảm có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Điều 318 (BLDS 2005) yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.
I. Những vẫn đề thuộc lý luận chung của quan hệ nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
 Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên thế chấp. Còn bên có quyền là bên được nhận bảo đảm hay là bên nhận thế chấp.
 Đối tượng của thế chấp có thể là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp hay đối tượng động sản, hoặc tài sản thế chấp là  động sản, quyền sủ dụng đất, ngoài ra tài sản thế chấp còn là tài sản sẽ hình thành trong tương lai. Tài sản thế chấp với bất động sản đươc quy định theo khoản 1 Điều 174 (BLDS) bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình gắn liền với đất đai. Những tài sản này điều phải có giấy tờ của mình chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp. Đối với động sản bên thế chấp có thể dùng một phần hoặc toàn bộ động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Ngoài ra bên thế chấp có thể sử dụng tài sản sẽ hình thành trong tương lai làm tài sản thế chấp, theo Điều 342 khoản 1 (BLDS).
 Hình thức thế chấp tai sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
 Nội dung thế chấp tài sản. Bên thế chấp phải thứ nhất là giao tài sản hoặc tài sản cho bên nhận thế chấp nếu có sự thỏa thuận giũa hai bên. Thứ hai bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp nếu có. Thứ ba bên thế chấp giữ tài sản và được công khai sử dụng tài sản và khai thác công dụng của tài sản, được hưởng hoa lợi, lợi tức nếu có, đối với tài sản thế chấp có nguy cơ bị hao hụt thì bên thế chấp có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp.
Bên nhận thế chấp có quyền: Yêu cầu bên thế chấp chuyển giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, yêu cầ bên thế chấp hoặc người thứ ba bảo quản tài sản, yêu cầu xử lý tài sản thế chấp khi tới thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
 Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì tài sản thế chấp được xử lý để thực hiện nghĩa vụ theo nguyên tắc đấu giá hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
II. Mỗi quan hệ trong quan hệ giữa các nghĩa vụ.
Trong tình huống A vay tiền B để mở rộng diện tích trồng ca phê với số tiền là 500 triệu đồng với lãi suất 1,7 phần trăm và thời gian vay là 3 năm. Như vậy A và B đã xác lập với nhau một quan hệ nghĩa vụ giữa hai bên mà trong đó A là chủ thể có nghĩa vụ phải thanh toán  cho B với số tiền là 500 triệu đồng cộng với số lãi là 1,7 phần trăm trong 3 năm. Ngược lại B là chủ thể có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của mình. Mỗi quan hệ giữa A là người có nghĩa vụ và B là người có quyền yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ, trong trường hợp này nghĩa vụ giữa A đối với B là nghĩa vụ chính trong quan hệ nghĩa vụ có bảo đảm thế chấp giữa A và B.
Trong quá trình thỏa thuận giữa A và B, b yêu cầu A có biện pháp bảo đảm cho quan hệ nghĩa vụ của A thực hiện đầy đủ đủ đối với mình. A đã dùng mảnh đất của mình để thế chấp với B. Quan hệ thế chấp giữa A và B được xác định A là chủ thể thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở huxu của mình để thế chấp với B . B gọi là bên nhận thế chấp, B là bên nhận thế chấp nhằm đảm bảo nghĩa vụ của A đối với mình được thực hiện như đã thỏa thuận. Như vậy mỗi quan hệ thế chấp giữa A và B trong quan hệ nghĩa vụ bảo đảm bằng thế chấp này gọi là nghĩa vụ phụ ( nghĩa vụ bổ sung ) nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính được thực hiện.
Mỗi quan hệ giữa nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung. Khi xác lập một quan hệ dân sự bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo đảm nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ thực hiện một cách đầy đủ Điều 318 (BLDS 2005). Nghĩa vụ chính phát sinh kéo theo sự phát sinh của nghĩa vụ bảo đảm cho nghĩa vụ chính goi là nghĩa vụ bảo đảm.
Trong trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện được thì nghĩa vụ phụ ( nghĩa vụ bổ sung ) sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ của nghĩa vụ chính. Như vậy nghĩa vụ chính và nghĩa vụ bổ sung có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau , hỗ trợ nhau nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chính đối với bên có quyền.
KẾT LUẬN
Trong quan hệ nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì khi nghĩa vụ chính được xác lập các bên phải xác lập thêm nghĩa vụ bổ sung nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ.
















Danh mục tài liêu tham khảo
1. trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. CAND, Hà Nội , 2009.
2. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét