Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hình sự- Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Phương rút con dao nhọn dài 18,6cm, lưỡi dài 6,4cm, bản rộng 2,1cm (dao Phương mang theo để gọt ba-via nhựa) đâm một nhát trúng ngực trái Điệp. Điệp sững người lại và hô: “nó có dao” rồi ngã xuống. Do vết thương quá nặng nên Điệp đã chết trên đường đi cấp cứu. Tại Bản giám định pháp y số 1888/GĐPY của phòng kỹ thuật hình sự đã kết luận: “Điệp chết do mất máu nhiều không phục hồi. Vết thương thủng qua thành cơ tim. Thương tích này do vật nhọn có một lưỡi sắc tác động gây nên”. Hỏi: a. Xác định thời điểm quan hệ pháp luật hình sự phát sinh? b. Tội giết người mà Phương thực hiện thuộc loại tội phạm gì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS? Tại sao? c. Xác định hình thức lỗi của Phương?


Đề 5:

Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Phương rút con dao nhọn dài 18,6cm, lưỡi dài 6,4cm, bản rộng 2,1cm (dao Phương mang theo để gọt ba-via nhựa) đâm một nhát trúng ngực trái Điệp. Điệp sững người lại và hô: “nó có dao” rồi ngã xuống. Do vết thương quá nặng nên Điệp đã chết trên đường đi cấp cứu. Tại Bản giám định pháp y số 1888/GĐPY của phòng kỹ thuật hình sự đã kết luận: “Điệp chết do mất máu nhiều không phục hồi. Vết thương thủng qua thành cơ tim. Thương tích này do vật nhọn có một lưỡi sắc tác động gây nên”.
Hỏi:
a. Xác định thời điểm quan hệ pháp luật hình sự phát sinh?
b. Tội giết người mà Phương thực hiện thuộc loại tội phạm gì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS? Tại sao?
c. Xác định hình thức lỗi của Phương?














TÌNH HUỒNG

 “Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Phương rút con dao nhọn dài 18,6cm, lưỡi dài 6,4cm, bản rộng 2,1cm (dao Phương mang theo để gọt ba-via nhựa) đâm một nhát trúng ngực trái Điệp. Điệp sững người lại và hô: “nó có dao” rồi ngã xuống. Do vết thương quá nặng nên Điệp đã chết trên đường đi cấp cứu. Tại Bản giám định pháp y số 1888/GĐPY của phòng kỹ thuật hình sự đã kết luận: “Điệp chết do mất máu nhiều không phục hồi. Vết thương thủng qua thành cơ tim. Thương tích này do vật nhọn có một lưỡi sắc tác động gây nên”.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

a. Xác định thời điểm quan hệ pháp luật hình sự phát sinh?

Trước khi bước vào giai đoạn chuẩn bị phạm tội, bao giờ người phạm tội cũng có ý định phạm tội, nhưng ý định phạm tội chưa bị coi là tội phạm. Luật hình sự Việt Nam chỉ coi là có hành vi phạm tội và lúc đó trách nhiệm hình sự có thể được đặt ra khi người phạm tội đã bước vào giai đoạn chuẩn bị. Trong trường hợp trên, Phương đâm Điệp do không có sự chuẩn bị từ trước nên thời điểm quan hệ pháp luật hình sự phát sinh chính là lúc mà Phương rút dao nhọn dài 18,6cm, lưỡi dài 6,4cm, bản rộng 2,1cm (dao Phương mang theo để gọt ba-via nhựa) đâm một nhát trúng ngực trái Điệp.

b. Tội giết người mà Phương thực hiện thuộc loại tội phạm gì theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS? Tại sao?

Trước hết cần xác định tội danh của Phương là tội giết người và được quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự .
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 93 thì:  
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em;Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”
Theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
 Khung hình phạt cao nhất mà Phương có thể phải chịu là 15 năm theo quy định tại khoản 2 Điều 93 .Mà việc xác định tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định về tội phạm đó. Như vậy tội giết người của Phương theo quy định tại khoản 1 Điều 93 thì mức phạt cao nhất mà Phương có thể phải nhận là mười là tử hình vậy tội của Phương  thuộc tội phạm rất nghiêm trọng.
c. Xác định hình thức lỗi của Phương.

Hình thức lỗi của Phương là lỗi cố ý. Cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp Theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự thì lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, “nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra .Hành vi của Phương đã gây ra hậu quả là cái chết của Điệp và đó là một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Phương hoàn toàn nhận thức được sự nguy hiểm trong hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra .









DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập 1, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007
2. Bộ luật hình sự năm 1999, sử đổi, bổ sung năm 2009
3. Bình luận khoa học BLHS Việt Nam, Đinh Văn Quế, Nxb. TPHCM
4. Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999 – Tập 1 Phần chung –TS.Uông Chu Lưu (chủ biên) – NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét