Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Cá nhân Hình sự 2- Bài 1: K và P có mâu thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết. Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H: (1) H phạm tội giết người (Điều 93) và (2) H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS). Anh/Chị hãy: a) Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H. (3 điểm) b) Phản bác ý kiến (các ý kiến) nêu trên mà mình cho là không đúng. (2 điểm) c) Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)


TÌNH HUỐNG

Bài 1:  K và P có mâu thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết.
Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H: (1) H phạm tội giết người (Điều 93) và (2) H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (Khoản 3, Điều 104 BLHS).
            Anh/Chị hãy:
a) Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H. (3 điểm)
b) Phản bác ý kiến (các ý kiến) nêu trên mà mình cho là không đúng. (2 điểm)
c) Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao? (2 điểm)



GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

a) Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H

H đã có hành vi khách quan là dùng đục đâm trúng sườn P, hành vi chủ quan là cố ý thực hiện hành vi đâm P và mong muốn thực hiện hành vi đó khiến cho P bị chảy máu trong và dẫn đến tử vong. Do vậy, H phạm tội giết người Theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
Ở khoản 2 Điều 93 BLHS: người phạm tội mong muốn có hậu quả chết người xảy ra, hoặc để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là người phạm tội cố ý tước đoạt tính mạng người khác thông qua hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên hậu quả chết người đã không xảy ra, hậu quả này là do hoàn cảnh khách quan chứ bản thân người phạm tội vẫn mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Như vậy, do tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của H đó là dùng đục đâm trúng sườn P, đây là phần rất nguy hiểm trên cơ thể con người, và khi đưa đến bệnh viện thì P chết, nên H sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chứ không phải tội cố ý gây thương tích.
 Theo đó nếu như không có 16 tình tiết tăng nặng tại các điểm từ a đến q của khoản 1 (trong các điểm còn có thiết kế ghép các tình tiết tăng nặng khác nhau) thì người phạm tội chỉ bị xử phạt theo khoản 2 Điều 93 BLHS.
b) Phản bác ý kiến nêu trên mà mình không cho là đúng.
Những lý do để kết luận H không thuộc tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người:
- Thứ nhất theo khoản 3 điều 104 BLHS quy định:” Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.” Nhưng H không có hành vi thuộc từ điểm a đến điểm k của điều này nên không thể xác định tội danh của H là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Thứ hai cũng không thể xét H thuộc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh theo khoản 1 điều 105 BLHS quy định: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm. Lý do không thể xét H vào tội này bởi vì để xác định tội danh trong trường hợp này cần xác định được ai là người có hành vi trái pháp luật, đó là K hay là P, chỉ biết là hai người cãi nhau vật lộn nhưng không nói rằng ai đúng ai sai như vậy không thể kết luận H phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bởi nếu đây là tình huống mà không có hành vi trái phát luật nghiêm trọng của P thì H đương nhiên phạm tội giết người.
- Lý do nữa để xác định H không thể kết luận là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là nếu anh H xác định chỉ cố ý gây thương tích cho P thì nhát đâm đó của H cần phải tìm đến một vị trí khác ít nguy hiểm hơn đến tính mạng cho P chẳng hạn như đâm vào đùi, tay nạn nhân, nhưng trong tình huống này nhát đâm của H là hoàn toàn không xác định và khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng cho P là rất cao, do vậy không thể xét H thuộc tội cố ý gây thương tích được.

c) Giả sử nếu P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao?
Tội danh của H sẽ được thay đổi thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ bởi vì: Nếu P không chết mà được sự cứu giúp kịp thời của các bác sỹ thì khi đó tỉ lệ thương tật đối với P sẽ hoàn toàn xác định được, đó sẽ là cơ sở để xác định tội danh đối với H. Nhưng do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ nên P đã chết, khi đó sẽ không xác định được tỉ lệ thương tật do H gây ra do đó H chỉ có thể xác định là phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
KẾT LUẬN

Tóm lại, qua tình huống trên ta đã hiểu thêm về tội cố ý gây thương tích và tội giết người, những căn cứ để xác định đâu là tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, đâu là tội giết người, đồng thời có những tình tiết sẽ làm thay đổi tội danh của tội phạm như trong tình huống trên. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét