Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Cá nhân HS- Đề bài : T thường bị bố mắng vì lười lao động thường xuyên cờ bạc, rượu chè nên giận bố. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà C đã ăn thức ăn này và bị chết. Giám định pháp y kết luận : Nguyên nhân tử vong là do trúng độc thuốc diệt chuột. a. Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao? b. Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao ?


Đề bài : T thường bị bố mắng vì lười lao động thường xuyên cờ bạc, rượu chè nên giận bố. Một lần xào thịt bò ăn, T xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt chuột vào và mang biếu bố mẹ mình là ông G và bà C. Ông G và bà  C đã ăn thức ăn này và bị chết. Giám định pháp y kết luận : Nguyên nhân tử vong là do trúng độc thuốc diệt chuột.
a.     Hãy xác định tội danh cho hành vi phạm tội của T. Tại sao?
b.     Chỉ rõ các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên và phân tích rõ tại sao ?
                                           Bài Làm .
a .Xác định tội danh của T.
Có thể thấy rằng tội danh của T là tội giết người theo điều 93 Bộ luật hình sự vì căn cứ vào các dấu hiệu pháp lí của tội giết người sau :  
    Thứ nhất về mặt khách quan của tội phạm :
*  Hành vi khách quan của tội phạm.
T đã có hành vi đổ thuốc diệt chuột vào bát thức ăn mang cho bố mẹ, hành vi này nhằm tước đoạt tính mạng của ông G và bà C, chấm dứt sự tồn tại của họ. Quyền được sống của con người luôn được pháp luật bảo vệ ,hành vi tước đoạt tính mạng của ông G và bà C  là hành vi trái pháp luật.
*  Hậu quả của tội phạm.
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy tội giết người chỉ được coi là tội phạm giết người khi có hậu  quả chết người. Trong tình huống trên ông G và bà C đã bị chết do ăn phải thức ăn có chứa thuốc độc hại do con trai bỏ vào thức ăn. Hậu quả chết người đã xảy ra.
*  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người.
Về nguyên tắc một người chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Trong tình huống trên hành vi của anh T là dùng thuốc diệt chuột vào thịt bò mang cho bố mẹ ăn và dẫn tới hậu quả bố mẹ của anh là ông G và bà C bị chết.Ta thấy có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của T và hậu quả chết người của ông G và bà C.
   Thứ hai về mặt chủ quan của tội phạm.
*  Lỗi của người phạm tội
Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý, cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp “ Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS). Trong tình huống trên T đã nhận thức được thuốc diệt chuột có thể gây ra nguy hiểm tới tính mạng con người, cướp đi mạng sống con người khi ăn phải nhưng vì giận bố nên T đã tự mình bỏ thuốc diệt chuột vào thức ăn mang cho bố mẹ, T mong muốn có hậu quả xấu xảy ra với bố mẹ mình.
*  Mục đích và động cơ phạm tội.
Động cơ phạm tội của T là vì giận bố vì bố mắng nên T muốn gây ra hậu quả cho bố mẹ mình.
 Kết luận : Từ các dấu hiệu trên ta có thể kết luận rằng T phạm tội giết người.

b.Các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên.

Trong khoản1 Điều 93 BLHS có quy định một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng mà ta gặp phải trong vụ án như :
“    a. Giết nhiều người ;
c.      Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình.
 l. Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.”
Như vậy có thể kết luận rằng các tình tiết định khung tăng nặng được áp dụng trong vụ án trên là :
·        Giết nhiều người .
Giết nhiều người là trường hợp giết hai người trở lên, có thể cùng một lần hoặc nhiều lần khác nhau.Trong vụ án trên hành vi của T đã làm cho ông G và bà C chết, như vậy T đã giết hai người.
·        Giết ông,bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng,thầy giáo, cô giáo của mình.
Đây là trường hợp giết người mà nạn nhân là người có quan hệ với người phạm tội. Trong mối quan hệ đặc biệt này, người phạm tội phải là người hơn ai hết biết ơn và kính trọng nạn nhân. Với hành vi phạm tội của mình người phạm tội không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo lí làm con, cháu, làm trò, làm người được nuôi dưỡng. Trong vụ án trên T là con ruột của Ông G và bà C. Lẽ ra T phải có bổn phận chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng anh T do giận dỗi bố mà đã có hành vi trái đạo đức gây ra cái chết cho bố mẹ mình.
·        Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.
Giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người là trường hợp giết người mà người phạm tội đã sử dụng, công cụ và phương tiện  hoặc thủ đoạn phạm tội có khả năng làm chết nhiều người ( trong hoàn cảnh cụ thê ). Tỉnh tiết này chỉ đòi hởi công cụ, phương tiện hay thủ đoạn đã sử dụng đặt trong hoàn cảnh cụ thể có khả năng làm chết nhiều người mà không đòi hỏi phải thực sự phải đã gây ra hậu quả chết người. Trong vụ án trên thì T đã dùng thuốc diệt chuột bỏ vào thức ăn của bố mẹ mình, như vậy thì bằng phươg pháp này T có thể gây ra cái chết cho cả hai người.
     




               DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật hình sự đã được sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Trường  Đại học Luật Hà Nội Tập 1 . Nhà Xb CAND 2007.
3.Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét