Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Hôn nhân GĐ- QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỐNG CHUNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN


I.MỞ ĐẦU

        Lối sống  tự do kiểu phương Tây cũng đang xâm nhập khá mạnh
vào đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong thanh niên và cả một bộ phận trong tầng lớp tri thức. Như một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại, cần có thái độ và cách nhìn khác đối với vấn đề mà từ trước đến nay vẫn được xem là vấn đề tế nhị và ngại đề cập.
       Một điều có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc Nam, nữ chưa kết hôn mà sống chung như vợ chồng hiện nay ở Việt Nam là rất phổ biến. Thực tế cũng chứng minh rằng hậu quả của việc làm này cũng rất đa dạng và không thể lường trước được. Có những cặp đôi thì chính thức trở thành vợ chồng và có cuộc sống hạnh phúc sau thời gian sống thử.
       Theo quan điểm của tôi, người quyết định cuối cùng của việc sống thử hay không sống thử vẫn là người phụ nữ. Và người phụ nữ phải là người hiểu, lường trước được hậu quả nghiệm trọng có thể xảy ra với hai người, tới sức khoẻ sinh sản của chính bản thân mình để mà đưa ra quyết định. Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hoá giữa các vùng miền, các dân tộc, các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến, nên khó có thể tránh khỏi việc bị du nhập những nét văn hoá không tốt, suy đồi ở các nơi khác làm phương hại tới bản sắc văn hoá của dân tộc mình, đất nước mình. Bởi thế nhiệm vụ của công tác giáo dục, tuyên truyền trong từng nhà trường, từng địa phương, từng tổ chức... là hết sức quan trọng. Mặt khác mỗi cá nhân, mỗi công dân cũng phải tự nhận thức được mặt lợi, hại trong việc làm của mình để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

II. NỘI DUNG
1.KHÁI NIỆM HÔN NHÂN

      Hôn nhân là sự liên kết giữa người đàn ông và người đàn bà được pháp luật thừa nhận để xây dựng gia đình và chung sống với nhau suốt đời trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật và xây dựng gia đình hạnh phúc,dân chủ, hòa thuận và bền vững.”hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.(Khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhan và gia đình năm 2000)

2.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ SỐNG CHUNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

      Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội quy định: Từ ngày 1/1/2001, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng...
       Theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
       Tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của Luật này. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”.
       Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về tổ chức đăng ký kết hôn như sau: “Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên”.
       Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau:
a)  Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
b)  Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
c)  Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.
Như vậy:
1. Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 thì vẫn được coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế). Khi tiến hành khai lý lịch bản thân sẽ phải khai họ tên vợ hoặc tên chồng.
2. Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng kể cả có tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật nêu trên thì đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng. Do đó khi khai lý lịch bản thân sẽ không phải khai họ tên vợ hoặc chồng.

3. QUAN  ĐIỂM CỦA CÁ NHÂN

      Theo quan điểm của cá nhân tôi hoàn toàn không dồng tình với việc chưa kết hôn mà chung sống với nhau như vợ  chồng bởi lẽ nó không phù hợp vời thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. Đứng trên khía cạnh xét về phong tục truyền thống, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp với mọi nếp sống, mất đi vẻ đẹp quý giá của con người. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng. Đặt biệt trong xã hội phong kiến trước đây điều này được thể hiện rõ nét nhất. Thời điểm lúc xưa các đôi trai gái yêu nhau thật nên thơ và êm đềm, tình yêu ngày xưa cứ như là những câu chuyện tình được thêu dệt nên cho mọi người nghe. Các đôi trai gái ngày xưa yêu nhau với thái độ rụt rè, nhút nhát, “mắc cỡ”, họ cùng có những lý tưởng riêng cho cả hai, cuộc sống sau hôn nhân của họ mỹ mãn và đạt được nhiều điều hay, tiến bộ hơn. Ngày xưa họ quen nhau cũng chỉ bằng ánh mắt đưa tình, bằng tài nghệ tinh hoa, họ tìm hiểu nhau trong thời gian dài và điều họ tộn trọng nhất là vượt quá giới hạn. Bởi vì họ tôn trọng và biết được hậu quả của không xin phép ấy. Còn giới trẻ hiện nay thì có xu hướng chung là nếu thích thì yêu, hợp hay không sống thử thì sẽ biết.
       Nên có những buổi tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn và những bài viết liên quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội.Nước ta là một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp, vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế nào cũng nên giữ lại nét truyền thống của dân tộc mình,phương Tây có nhiều cái hay cái mới cần học, nhưng họ cũng có những cái không nên học, hoặc dù có học cũng nên điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mình.Bản thân các bạn sinh viên, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết bảo vệ cái quý giá nhất của mình.Các bạn nam nên thông cảm và cùng người yêu mình xây dựng tình yêu đẹp,tránh xa những cám dỗ đời thường.Các bạn cũng nên tham gia các hoạt động đoàn đội,các buổi tuyên truyền nói về vấn đề này để tăng thêm vốn hiểu biết cho chính mình.

4.NGUYÊN NHÂN SỐNG THỬ

       Do sống xa nhà nên thiều thốn tình cảm, thiếu sự quản lí của gia đình nên buông thả, do sức ép về kinh tế nên phải góp gạo thổi cơm chung, và, đặc biệt là do ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây....Rất ít khi thấy mọi người đưa ra lí do đơn giản nhất mà đầu tiên nhất là tình yêu.
Cụ thể,thứ nhất là điều kiện kinh tế của cả bạn nam và nữ chưa cho phép họ làm đám cưới, mua nhà, tổ chức đời sống gia đình. Thứ hai, đa số bạn trẻ sống chung trước hôn nhân đều ở xa gia đình, xa sự quản lý của bố mẹ nên có thể sống theo ý mình. Thứ ba là đôi nam nữ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn.
      Có thể nói, những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống chung trước hôn nhân là do giáo dục và nhận thức. Hiện nay vấn đế giáo dục về tính dục cho con em giữa gia đình và nhà trường còn hạn chế. Vì thế giới trẻ tự trang bị cho mình những kiến thức đó qua phim ảnh, sách báo, những trang web về tình dục... Và như vậy một trong những nguyên nhân khiến sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái mới của giới trẻ. Xét về mặt hoàn cảnh đó là những người sống xa gia đình, không có người thân bên cạnh làm chỗ dựa tinh thần. Xét về mặt tâm lý đó là những người yếu đuối, cảm thấy cô đơn và có nhu cầu về tình cảm cao. Mặt khác, tình trạng sống chung trước hôn nhân chủ yếu ở các đô thị vì nơi đó không có sự kiểm soát của gia đình, nơi đây không có người thân thiết, và rồi họ tìm đến nhau để bù đắp cho nhau những thiếu thốn đó. Một nguyên nhân nữa khiến ngày càng có nhiều bạn trẻ quan hệ tình dục trước hôn nhân đó là ngày nay có nhiều các phương pháp ngừa thai nhân tạo hiệu quả.

5.GIẢI PHÁP

      Điều ai cũng biết là ở Việt nam, khi một cặp đang yêu đương bị xẩy ra những việc đáng tiếc như có thai ngoài mong muốn, thì phản ứng của gia đình và xã hội đối với người phụ nữ thường là nặng nề hơn. Và nếu quan hệ có sự trục trặc xẩy ra, thì người phụ nữ cũng thường phải gánh hậu quả lớn hơn. Nếu quan hệ tình dục là hệ quả của những suy xét thiếu chín chắn, vị kỷ, hoặc thậm chí trục lợi, thì rõ ràng những tình huống kiếu này thường ít được tính đến trong quyết định của hai người tham dự vào quan hệ. Và vì vậy những hậu quả đó lại thường hay xẩy ra. Ngược lại, nếu đó là quyết định được suy xét bởi những người hiểu rõ trách nhiệm về việc mình làm, thì gánh nặng rủi ro của người phụ nữ, nếu kết cục xấu thực sự xẩy ra, phải được cả hai cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định “sống thử”. Vì vậy, việc có hay không tiếng nói của người phụ nữ trong quyết định về “sống thử” có thể được xem như một tín hiệu cho thấy quan hệ đó đang đi theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực. 
    Gia đình là nhân tố quyết định hình thành nên nhận thức của mỗi con người. Vì vậy vai trò của những bậc ba mẹ là hết sức quan trọng trong việc rèn luyện tính cách và giúp mọi người hiểu rõ về những mối quan hệ hết sức phức tạp trong cuộc sống hàng ngày. Sự quan tâm của cộng đồng, đặt biệt là trường học cần trang bị cho học sinh những kiến thưc cơ bản của giáo dục giới tính, có những môn học cần thiết về giáo dục giới tính sẽ giúp mọi người hiểu và nhận thức rõ về vấn đề tình dục như hiện nay.
     Tình yêu là tình cảm thiêng liêng, không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người. Tình yêu nam nữ giúp con người thăng hoa trong đời sống tinh thần. Nhưng nó càng có ý nghĩa hơn khi mỗi người hiểu đúng giá trị của tình yêu, biết trân trọng và thực sự giữ gìn cho nhau, như vậy tình yêu sẽ mang tới cho mỗi con người giá trị chân thực của cuộc sống và sống tốt đẹp hơn trong tương lai.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét