Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Dân sự- trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.



Mục lục
Trang
MỤC LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3
I. Mồ mả.
3
1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
3
2. Những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
6
2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
6
2.2 Xác định thiệt hại.
12
II - Thực tiễn giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
13
1. Những vướng mắc khi giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
13
2. Những phương hướng hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
15
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
18






ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hàng loạt các công trình, xí nghiệp, nhà máy, khu dân đô thị với các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát trên nhiều thửa ruộng, thửa đất đã được quy hoạch. Trong quá trình thi công, thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp các đơn vị thi công đó gặp phải sự vướng mắc buộc phải dừng thi công do việc xây dựng móng công trình đã vô tình (hoặc có trường hợp cố tình) xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Đây là trường hợp rất hay gặp trong thực tế, đặc biệt là các công trình được quy hoạch về các cấp địa phương, vùng nông thôn. Vấn đề này đang là một nội dung đã khiến cho nhiều người dân cũng như các nhà quản lý có thẩm quyền giải quyết hết sức quan tâm. không chỉ do điều kiện kinh tế - xã hội đem lại mà khiến cho tình trạng xâm phạm mồ mả trở nên phổ biến mà một phần cũng do trong xã hội có những cá nhân không có một nội tâm tốt đã xâm phạm đến mồ mả của người chết để lấy đi những tài sản mà người thân thích của người chết để tại ngôi mộ, hoặc cũng có trường hợp xâm phạm mồ mả của người chết, cũng như thi thể của người do hiện tượng sét đánh để lấy đi bàn tay của người chết để đi trộm cắp tài sản
Những vấn đề được nêu ở trên đang là những bức xúc của người dân được dư luận hết sức quan tâm. Cho dù ai đó có hành vi xâm phạm mồ mả của người chết là do lỗi cố ý hay vô ý đều khiến cho dư luận xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là ở các địa phương và các miền quê. Nhưng hành vi xâm phạm mồ mả đó có bị pháp luật xử lý hay không hoặc xử lý thì phải xử lý ra sao, trách nhiệm bồi thường như thế nào, đó là vấn đề mà em chọn để tìm hiểu trong đề tài này. Chính do những bức xúc, bất cập về tình trạng xâm phạm mồ mả trong xã hội hiện nay mà em vừa nêu ra ở trên nên theo em việc nghiên cứu về nội dung này của nhiều học giả là một yêu cầu mang tính cấp thiết để người dân có thể nhận thức rõ hơn các quy định pháp luật của nhà nước.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – Mồ mả
Trong gia đình người Việt Nam việc lo hương khói cho tổ tiên, chăm lo mồ mả cho những người thân đã chết là một trong những phong tục truyền thống lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác và công việc đó như ăn sâu vào trong nếp nghĩ của mỗi con người như là một nghĩa vụ, là trách nhiệm vậy. Việc xây cất mồ mả cho những người thân đã chết thể hiện sự tôn trọng, thể hiện tình cảm của người sống đối với người đã khuất và mong muốn người đã khuất "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên làm ra.
Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản thì: "Mồ mả là nơi chôn cất người chết (trang 638)". Theo định nghĩa này, mồ mả chỉ một địa điểm, một khu vực dùng để chôn cất người chết. Nội hàm của khái niệm này bị bó hẹp, chưa bao quát được các trường hợp khác như việc chôn cất hài cốt.
Pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay cũng như các ngành luật khác chưa có khái niệm mồ mả. Tại nghị định số 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 3 năm 2008 về xây dựng, quản lí và sử dụng nghĩa trang có khái niệm "phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt của một người (Khoản 4 Điều 2)".
Thực tế có thể thấy khái niệm "mồ mả" là khái niệm ghép của hai khái niệm "mồ" và "mả". Có thể hiểu "mồ" là nơi táng hài cốt của một người, trong từ điển tiếng Việt thì "mả" được hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, "mả: chỗ chôn người chết được đắp cao"; Thứ hai, "mả: khả năng làm được việc gì đó hay xảy ra sự việc gì đó được coi là do tác động của thế đất nơi có mồ mả, tổ tiên, theo mê tín", theo khái niệm này thì "mả " là khái niệm mang tính tâm linh, mê tín rất lớn. Bộ luật dân sự năm 2005 không bóc tách hai khái niệm này mà ghép chung thành khái niệm khái niệm mồ mả. Thực tế nếu bóc tách hai khái niệm này cũng rất khó bởi ở một số vùng miền, tục chôn cất người chết được thực hiện một lần, không có tục bốc mộ nên khó có thể phân biệt được "mồ" và "mả".Sự bóc tách như vậy trong quy dịnh của pháp luật có thể sẽ dẫn tới nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, nên các quy định của pháp luật hiện hành không có sự bóc tách, phân biệt như vậy là phù hợp.
Đa số ở các nơi đều có phong tục lập mồ mả cho người chết, theo Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính: "Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa thì con cái lo việc cải táng", như vậy, người Việt có phong tục cải táng người chết. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau lại có những cách thức mai táng khác nhau như tục chôn người chết theo mả của dân tộc J'rai ở tỉnh Gia Lai, tục hỏa táng trong tang lễ của người Thái ở tỉnh Yên Bái,... Tuy mỗi vùng có một phong tục khác nhau nhưng hầu hết các dân tộc ở các vùng khác nhau đều có tục lập mồ mả cho những người thân thích sau khi chết. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cách thức táng người chết khác nhau như: mai táng, hỏa táng, hung táng và các hình thức mai táng khác nhau. Ở mỗi địa phương khác nhau, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc khác nhau lại có những cách thức mai táng khác nhau; có nơi chôn cất một thi hài vĩnh viễn trong lòng đất như người Thái ở Tương Dương (Nghệ An), người Tày ở Cao Bằng; hay phương thức hỏa táng mà ngày nay ở nhiều địa phương vẫn áp dụng,... và có địa phương thì có hình thức cải táng, tức là sau khi chôn người chết xuống đất trong một khoảng thời gian nhất định sẽ chuyển xương cốt của người chết sang một nơi khác hoặc cho vào những vật dụng khác rồi mới xây đắp thành những ngôi mộ kiên cố. Với các cách mai táng khác nhau như trên, một số người dễ bị nhầm lẫn và quan niệm mồ mả bao gồm cả xương cốt, hài cốt bên trong,... Do vậy cần làm rõ khái niệm mồ mả để khi có xảy ra tranh chấp các vấn đề liên quan đến mồ mả, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng giải quyết hơn, đồng thời cũng là phương pháp giúp cho mọi người dân hiểu được các quy định của pháp luật và tránh được các hành vi xâm phạm tới mồ mả.
Trong thực tế áp dụng pháp luật, mồ mả được hiểu là những vật chất bên ngoài chứa đựng hài cốt, thi thể của người đã chết ở bên trong. Mồ mả không bao gồm hài cốt thi thể của những người đã chết. Như vậy, mồ mả và thi thể, hài cốt có mối liên hệ với nhau những không thể đồng nhất hai khái niệm này. Mồ mả là vật chất chứa đựng hài cốt, thi thể và một vật chất chỉ được coi là mồ mả khi nó chưa đựng thi thể, hài cốt của người đã chết. Ở một số nơi có phong tục thờ vong, tức là khi không thể tìm được thi thể, hài cốt của người đã chết thì những người thân của người đó thường lập nên một nơi gọi là "mồ mả", việc làm này có ý nghĩa tâm lý rất lớn, đó cũng thể hiện sự tôn trọng của họ đối với người đã khuất, như là để họ không cảm thấy có lỗi đối với người đã mất. Tuy nhiên, hình thức này không được coi là mồ mả.
Cần phân biệt khái niệm "mồ mả" với khái niệm "mộ", theo từ điển tiếng Việt thì "mộ (theo nghĩa thứ nhất) là nơi chôn cất, nơi chôn cất tượng trưng người chết, được đắp hoặc xây cao hơn xung quanh". Như vậy, trong một góc độ nào đó, khái niệm "mộ" rộng hơn hái niệm "mồ mả" bởi mộ có thể hiểu là nơi chôn cất tượng trưng, tức là hình thức thờ vong như trên; còn mổ mả thì không có hình thức này.
1. Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên cả hai phần này đều không nêu rõ khía niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu ra các căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,... Trong khoa học pháp lí có nhiều khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được đưa ra, theo Giáo trình luật dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được gọi là trách nhiệm bòi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để phân biệt với trách nhiệm theo hợp đòng. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại quan hệ dân sự, trong đó người xâm phạm tính mang, sức khỏe, danh dự, nhân phảm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng các quy tắc chung, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được gọi là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lí phát sinh dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chỉ thể có hành vi gây thiệt hại cho khách thể mà pháp luật bảo vệ, theo đó người gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra cho người khác.
Qua việc phân tích khái niệm mồ mả và khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có thể thấy hành vi trái pháp luật xâm phạm tới nơi chôn cất thi thể, hài cốt của người chết có thể sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giả sử hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận liên quan đến chôn cất, trùng tu mồ mả giữa một chủ thể nào đó đối với những người có quyền đối với mồ mả thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi thể hiện dưới dạng hành động và có lỗi của người thực hiện hành vi xâm phạm.
Như vậy, có thể khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm pháp lí, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới mồ mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
2. Những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ do pháp luật quy định. Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, tuy nhiên chúng ta có thể dựa trên những cơ sở phát sinh trách nhiệm được đề cập tại Điề 307 và 604 Bộ luật dân sự năm 2005. Theo đó có bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đó là các căn cứ về có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra và có lỗi của người gây thiệt hại.
* Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc đầu tiên để xem xét có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả hay không. Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại là khôi phục lại tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại hoặc bù đắp những tổn thất do tính mang, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Thiệt hại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong pháp luật dân sự thì có thể nói rằng không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi không có thiệt hại nào xảy ra.
Theo Nghị quyết hướng dẫn của Hội đông Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP thì thiệt hại được xác định như sau:
- Thiệt hại về vật chất: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể là mất tài sản, giảm sút giá trị tài sản,... Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,...
- Thiệt hại về tinh thần là sự đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất đi uy tín, sự tín nhiệm, lòng tin,... đây là những giá trị về mặt tinh thần, không thể trị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá và không thể khôi phục lại được. Pháp luật quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần nhằm mục đích an ủi, động viên người bị thiệt hại, đồng thời cũng như là một biện pháp nhằm giáo dục, ngăn chặn những người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thì thiệt hại cũng là yếu tố đầu tiên cần được xác định, vấn đề này được thể hiện rõ tại Điều 629: "Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác thì phải bồi thường". Thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả gồm những thiệt hại như: thiệt hại do mồ mả bị sụt lún, do mồ mả bị san lấp hay thiệt hại do một phần mồ mả bị xâm phạm như hư hỏng bia ghi tên người chết (mộ chí) gây nhầm lẫn cho người chết.
* Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Bảo vệ mồ mả của người chết cho dù ở bất cứ xã hội nào cũng luôn được quan tâm, vì mồ mả gắn với yếu tố phong tục, tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo. Việc chăm lo mồ mả cho đến bây giờ vẫn còn tiếp diễn, hằng năm cứ vào tháng ba âm lịch, con cháu dù đi làm ăn xa quê hay đi học xa nhà đều trở về quê hương để làm một việc được coi là có ý nghĩa nhất đối với tổ tiên đó là tảo mộ trong tiết Thanh minhTất cả những việc làm đó cho thấy người Việt Nam luôn chăm lo đến mồ mả của tổ tiên và những hành vi xâm phạm mồ mả trước hết trái với đạo đức, phong tục của dân tộc, đồng thời cũng trái với quy định của pháp luật. Pháp luật nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả, xâm phạm mồ mả là một tội danh được quy định tại Điều 246 của Bộ luật hình sự; không dừng lại ở đó, Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định về bôi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Như vậy, người thực hiện hành vi xâm phạm  mồ mả không chỉ bị xử lí hình sự, bị xã hội lên án mà còn phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thông thường, hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật được thể hiện dưới những dạng hành động sau:
- Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả như di chuyển vị trí mồ mả mà không được sự đồng ý của thân nhân người đã chết; đào bới mồ mả; khai quật mồ mả trái pháp luật, trái với ý chí của những người thân thích của người chết,...
- Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất uế tạp lên ngôi mộ hoặc xung quanh ngôi mộ.
- Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết, san lấp mồ mả, làm mất dấu tích của ngôi mộ, làm cho những người thân thích khồn xác định được vị trí của ngôi mộ đó.
- Hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết, đập phá mồ mả, bia đá,...
- Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ,...
Hành vi xâm phạm mồ mả không chỉ vi phạm quy định cảu pháp luật mà còn trái với đạo đực xã hội, trái với phong tuc, truyền thống của dân tộc. Những hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Những hành vi của cơ quan chức năng có thẩm quyền như khai quật mộ để khám nghiệm tử thi, di dời ngôi mộ vì một lí do chính đáng nào đó, đưa mộ liệt sĩ về nghãi trang,... thì không phải là hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả theo quy định của pháp luật và không phải bồi thường. Ngoài ra theo quy định của pháp luật cũng như trong thực tế áp dụng pháp luật khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả cần phải phân biệt với những hành vi bịa đặt những thông tin thất thiệt gây tổn hại đến danh dự của người có mồ mả, tạo ra những dư luận không có lợi hoặc làm giảm uy tín, danh dự của người có mồ mả, bịa đặt những giai thoại xung quanh ngôi mộ,... Những hành vi này cũng thuộc trách nhiệm dân sự, những không thuộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Trong khoa học pháp lí, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là có mối liên hệ nội tại, tất yếu. Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật, hay nói cách khác chỉ khi nào hậu quả xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi đó mới phải bồi thường.
Khi xem xet mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả và thiệt hại cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nguyên nhân và kết quả mang tính khách quan, quan hệ nhân quả nằm trong bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; tức là mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả và thiệt hai có tính khách quan.
- Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân nhất định gây ra. không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhân thức, đã nhận thức được hay chưa mà thôi. Như vây, không thể nói thiệt hại về mồ mả là không có nguyên nhân gây ra, nếu nguyên nhân gây ra thiệt hại đó là hành vi của con người thì người thực hiện hành vi đó phải bồi thường thiệt hại
- Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi có trước về mặt thời gian và thiệt hại về mồ mả luôn luôn có sau bởi thiệt hại là do hành vi trái pháp luật gây ra.
Như vậy, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả và thiệt hại xảy ra là mối liên hệ tất nhiên, tuân theo quy luật khách quan. Việc phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện có liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện để có thể kết luận chính xác về nguyên nhân, từ đó xác định đúng kết quả buộc người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường. Làm tốt được điều này sẽ giúp cho những người làm công tác xét xử đưa ra được những kết luận chính xác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
* Người gây thiệt hại có lỗi
Trong khoa học pháp lí, lỗi được coi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi và hậu quả của hành vi do mình gây ra, lỗi được biểu hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 thì "Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý ... mà gây thiệt hại thì phải bồi thường". Khoản 2 Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi cảu mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho thiệt hại đó xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hai nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vô ý cũng phải bồi thường vì mỗi người khi thực hiện một hành vi phải ý thức được hành vi đó có đúng pháp luật hay không, có gây thiệt hại hay không. Lỗi là một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả nói riêng.
Việc xác định và phân biệt lỗi cố ý hay lỗi vô ý còn có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường. Trường hợp xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại sẽ không đặt ra vấn đề bồi thường. Nếu người bị thiệt hại và người gây thiệt hại cùng có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thương thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Người gây thiệt hại do lỗi vô ý có thể được giảm mức bồi thường nếu thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
2.2 Xác định thiệt hại
Thiệt hại là điều kiện tiên quyết đề làm phat sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Xác định thiệt hại là một việc làm hết sức khó khăn và phức tạp. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, tại Điều 629 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: "Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác thì phải bồi thường. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại". Ở điều này không quy định rõ ràng thiệt hại gồm những gì, chúng ta cần xác định rõ thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại về vật chất. Mặc dù trong thực tế khi có hành vi xâm phạm mồ mả thì những người thân thích của người chết cũng bị ảnh hưởng về tinh thần do yếu tố tâm linh của người Việt Nam quan niệm về mồ mả. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên cũng như theo Điều 629 của Bộ luật dân sự thì thiệt hại về tài sản do hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả là phần tài sản liên quan đến những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Tính hợp lí khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế. Những thiệt hại này có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Có thể khá quát thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm những khoản sau:
- Chi phí mua vật liệu xây dựng mồ mả. Những vật liệu đó có thể là đá nhân tạo, đá tự nhiên, cát, vôi, xi măng, sát thép, sơn bia đá, tấm lợp, ngói,... những vật liêu này được dùng vào việc xây dựng mồ mả hoặc dùng để tu sửa mồ mả sau khi bị hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả.
- Chi phí thuê nhân công xây dựng, sủa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại gây ra.
- Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại: người bị thiệt hại đã bỏ ra những chi phí để nhằm ngăn chăn, khắc phục thiệt hại, ví dụ như xây tường rào tạm thời để bảo vệ khỏi bị súc vật xâm hại, xây kè tránh bị sụt lún... sau khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm mồ mả.
- Ngoài những chi phí trực tiếp trên, người gây thiệt hại còn phải bồi thường những chi phí gián tiếp do hành vi xâm phạm trái pháp luật mồ mả của mình như trong trường hợp mồ mả bị hư hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích, hay những chi phí để bảo quản thi thể, hài cốt sau khi mồ mả bị xâm phạm; những chi phí đó có thể là thuê địa điểm trong nhà xác để bảo quản, chi phí thuê người vận chuyển,...
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả  cũng theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ, nghĩa là thiệt hại xảy ra bao nhiêu phải bồi thường với mưc tương ứng với thiệt hại đó. Giá trị tài sản không thống nhất giữa các thời điểm nên khi xác định giá trị thiệt hại về tài sản cần lưu ý xác định giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm Tòa án xét xử để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
II - Thực tiễn giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
1. Những vướng mắc khi giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
* Mồ mả là khách thể được pháp luật bảo vệ không chỉ trong bộ luật dân sự mà còn cả trong bộ luật hình sự. Nhưng hiện tại thì chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về khái niệm mồ mả. Điều này gây khó khăn cho công tác xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp "thờ vong", làm mộ để an tâm về tâm lý, trong mộ không chôn cất thi thể, hài cốt.
Hiện nay việc chôn cất, mai táng có rất nhiều hình thức khác nhau như điện táng, hỏa táng,... như vậy việc bỏ tro hài cốt vào bình, lọ thì bình, lọ đó có được xem là mồ mả hay không. Đây là một câu hỏi vẫn đang bị bỏ ngỏ khi chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, thống nhất về nó cả.
* Bộ luật dân sự nảm 2005 đã có sự phát triển, hoàn thiện hơn khi đưa ra chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Tại Điều 629 quy định: "... Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lí để khắc phục hậu quả, thiệt hại"; ở đây bộ luật chỉ quy định một cách chung chung là "chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục hậu quả". Vậy, chi phí như nào được gọi là hợp lí, chi phí hợp lí bao gồm những khoản nào,... vấn đề này cũng cần được phải được các cơ quan hướng dẫn luật có những quy định cụ thể hơn để việc áp dụng pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền được hiệu quả và thống nhất.
* Cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cho Tòa án nhân dân hay Ủy ban nhân dân giải quyết những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cũng như tranh chấp về mồ mả, hài cốt. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lọi của người dân khi có mồ mả trên phần đất thuộc quyền sử dụng của người khác. Khi có quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền mà trên phần đất có mồ mả, thân nhân người có mồ mả không chịu di dời mồ mả và người được giao đất di dời thì có được coi là xâm phạm mồ mả hay không, trong khi họ là người sử dụng hợp pháp mảnh đất đó. Khi tranh chấp đất đai mà trên phần đất đó có mồ mả thì giải quyết theo hướng nào, điều này vẫn chưa có quy định cụ thể nên các cơ quan chức năng thật khó giải quyết được một cách triệt để.
* Một trường hợp thường xảy ra trong thực tế đó là người chết có nhiều người thân thích, những người thân đặc biệt là các con đều muốn di dời mồ mả của cha mẹ đến gần nơi mình ở nhưng không được sự thống nhất với nhau. Việc một trong những người con di dời mồ mả trong trường hợp này có được coi là xâm phạm mồ mả hay không và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu xảy ra thì giải quyết như thế nào, vấn đề này pháp luật cũng chưa có quy định.
Khi những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm thì yếu tố tinh thần của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Bởi quan niệm của người Việt nếu mồ ảm xảy ra chuyện thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu. Khi mồ mả bị xâm phạm ("động mả") thì con cháu sẽ gặp chuyện chẳng lành, hay gặp ốm đau, bệnh tật và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một hiện tượng tự nhiên đó là mộ tự nhiên cứ to dần ra theo thời gian ("mộ kết"), hiện tượng này được người dân quan niệm đó là điềm lành, chỉ rằng con cháu của người đã chết ở trong mộ đó sẽ được phù hộ, làm ăn phát đạt. Những quan niệm này về mồ mả của người dân rất ảnh hưởng đến tâm lí, cuộc sống của họ, chính vì vậy mà những hành vi xâm phạm mồ mả luôn bị xã hội lên án gay gắt và trái với quy định của pháp luật.
2. Những phương hướng hoàn thiện pháp luật bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả có ý nghĩa vô cùng quan trong, bởi nó tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng những quy định đó chưa được hướng dẫn một cách cụ thể nên cũng còn nhiều khó khăn trogn việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. trong thời gian tới cần có những hướng dẫn cụ thể ở những điểm sau:
- Xác định hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm là việc cần thiết để có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cần có hướng dẫn cụ thể về việc xác định hành vi nào là hành vi xâm phạm mồ mả trái pháp luật.
- Cần có hướng dẫn xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm theo hướng xác định thiệt hại theo giá cả, phong tục tập quán của địa phươn nhưng không chấp nhận bồi thường những chi phí không liên quan đến mồ mả. Trong trường hợp mồ mả bị xâm phạm gây ra những tổn thất nặng nề về tinh thần và tâm lí của người thân thích thì khi xác định thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm cần xác định cả những thiệt hại tinh thần cho người bị thiệt hại.
- Đối với tranh chấp đất đai trên đó có mồ mả chưa quy định rõ thẩm quyền giải quyêt nếu cả Tòa án và chính quyền địa phương đều từ chối giải quyết khi có tranh chấp sẽ làm cho quyền lợi của người dân không được bảo đảm. Nên xem đây là một dạng tranh chấp dân sự và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án chứ không quy định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án hay chính quyền địa phương như hiện nay. Để làm được điều này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu và đưa ra những hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền, đường lối xử lí làm căn cứ pháp luật để áp dụng vào trong thực tế.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Mồ mả là nơi chôn vất thi thể, hài cốt hoặc tro hài của cá nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kỳ xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng, phong tục, tôn giáo pháp luật. Pháp luật của nhà nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả cá nhân, ngăn chặn và trừng trị thích đáng những người cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân.






















Danh mục tài liệun tham khảo
1.     Giao trình Luật dân sự, trường Đại học Luật Hà Nội
2.     Bộ luật dân sự 2005.

Đường lối ĐCS - phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với thực tiễn đất nước


Bài làm
I, Mở bài
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là một mốc son lịch sử đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, đưa cuộc đấu tranh của dân tộc vào thời kỳ phát triển mới. Từ đó đến nay đã hơn 80 năm phát triển có thể khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam trở thành nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Chính vì thế em đã chọn đề tài phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đối với thực tiễn đất nước.
II, Nội dung vấn đề
1, Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng, nước ta chìm dưới ách thống trị của chủ nghĩa Thực dân Pháp và chế độ phong kiến lạc hậu Dân tộc ta vốn có truyền thống nồng nàn yêu nước, chính vì thế khi có bóng dáng ngoại xâm đã có hàng loạt những tổ chức chính trị, đảng phái tập hợp và lãnh đạo những phong trào yêu nước của quần chúng nhân dân. Các phong trào đã đấu tranh chống lại thực dân Pháp, địa chủ phong kiến và để lại nhiều trang sử vẻ vang, nhiều tấm gương anh dũng để thôi thúc tinh thần yêu nước của nhân dân. Chúng ta có thể kể đến phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ Cần Vương của các sĩ phu yêu nước lãnh đạo, các phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội… Song tất cả đều tỏ ra lỗi thời, bất lực và bế tắc trước nhiệm vụ lịch sử, giống như đêm tối không có đường ra. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại trên là do hạn chế về mặt ý thức hệ nên những tổ chức ấy không đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn; không tập hợp và phát huy được lực lượng to lớn của dân tộc; không có khả năng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Yêu cầu lịch sử lúc bấy giờ là phải có một chính đảng thống nhất để lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng đứng chung dưới một ngọn cờ và liên lạc với cách mạng Thế giới.
2, Cách mạng Việt Nam từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
2.1, Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Theo như Hồ Chí Minh: “ Chủ nghĩa Mác – lênin kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). Đúng như Người đã nói, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân với phong trào của các tầng lớp nhân dân yêu nước khác, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách mạng. Nói đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam không thể không nhắc tới công lao to lớn của Hồ Chí Minh, Người đã chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản đầu tiên ở Việt Nam. Cuối năm 1929 đầu năm 1930 trong nước xuất hiện 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, bằng sự nhạy cảm về chính trị Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc.
Như Hồ Chí Minh đã khẳng định, Đảng cộng sản Việt Nam là chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong của giai cấp công nhân, có khả năng đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác đứng lên làm cách mạng. Bao giờ Đảng cũng “ tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”, “ trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc”, “ ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không còn lợi ích gì khác”. Với mục đích lý tưởng cao đẹp, từ khi ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã được trang bị lý luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin và được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Vì thế Đảng đã có đủ khả năng phân tích đúng đắng những đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, các giai cấp, tầng lớp… từ đó khắc phục được những hạn chế của cách mạng Việt Nam khi Đảng cộng sản Việt Nam chưa ra đời. Nói cách khác Đảng có đủ khả năng để đề ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, đoàn kết, tập hợp, lôi kéo các tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Thế giới. Và cũng từ đây lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, Đảng đã tìm thấy những người bạn quốc tế cho dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do.
2.2, Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến trước thời kì Đổi mới
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bám sát thực tiễn cách mạng, phân tích sâu sắc thời cuộc, nắm vững mâu thuẫn cơ bản, thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong mỗi thời kỳ, xác định đúng đắn những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Đầu thế kỷ XX, Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp đã làm tích tụ những mâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân và bè lũ tay sai. Những mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng con đường cách mạng bạo lực. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ta đã xác định rõ mối quan hệ khăng khít giữa các nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam độc lập dân tộc, dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong Chánh cương vắn tắt, Đảng ta đã xác định rõ "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã trải qua những chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang, từng bước mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân là nguồn gốc sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.  Đảng luôn nhạy bén, bám sát tình hình thời cuộc để xác định đúng đắn nhiệm vụ, phương pháp cách mạng phù hợp đưa đất nước tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. 
Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương Đảng, Bác Hồ đã đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo - "Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực gánh sinh", kháng chiến đi đôi với kiến quốc. Qua đó, làm chuyển hoá thế trận, thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng, từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Sau năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng miền Nam vẫn tạm thời bị Mỹ, ngụy chiếm đóng. Trên cơ sở phân tích tình hình, nhận thức rõ những mâu thuẫn khác nhau ở mỗi miền Nam, Bắc, Đảng và Hồ Chí Minh đã xác định đúng đắn hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là vừa tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành triệt để cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, hoàn thành mục tiêu giải phóng dân tộc trong cả nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với những Đảng viên ưu tú, nhiệt thành quân và dân ta đã làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất Nam Bắc sum họp một nhà tiếp tục sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
2.3, Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kì Đổi mới
Đất nước hòa bình, những nhiệm vụ mới, thời cơ và thách thức mới trong thời kì Đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam càng được khẳng định. Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước chồng chất khó khăn càng làm nổi bật những thành tựu đạt được sau hơn 20 năm đổi mới là rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, khẳng định lý tưởng cộng sản cao đẹp, sức sống bền vững của chủ nghĩa xã hội hiện thực và tầm nhìn chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình lãnh đạo đề ra chủ trương chính sách có khi Đảng ta vấp phải sai lầm, song điều quan trọng là Đảng đã dũng cảm "nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật", kiên quyết sửa chữa, kịp thời tổng kết rút ra những bài học từ những thành công và cả những sai lầm, thất bại, kiên trì sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ đầu, Đảng đã xác định rõ Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị làm cơ sở cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, quyết tâm xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân, phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh vai trò to lớn của Đảng trong thời đại mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục phát triển. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội (1996); vượt qua khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực (1997-1998); khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay; thực hiện các Kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, bước đầu thực hiện được mục tiêu: kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt trên 1000 USD, vượt qua ngưỡng nước nghèo chậm phát triển. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị, xã hội ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững. Vai trò và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Nói tóm lại hơn tám mươi năm qua là chặng đường đấu tranh oanh liệt và thắng lợi vẻ vang của Ðảng ta, dân tộc ta. Một trong những nhân tố cơ bản quyết định đạt được thắng lợi vẻ vang đó là do Ðảng ta đã giữ vững và phát huy bản chất cách mạng, giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng trước mọi khó khăn, thách thức. Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng ta đã khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Ðảng, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nền tảng tư tưởng của Ðảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng luôn giữ vững, phát huy vai trò tiên phong và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc; trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với thực tế đất nước, đặc điểm mới của thời đại. Sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với những khó khăn, thách thức đi liền với thời cơ lớn đòi hỏi Ðảng phải giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của Ðảng trong tình hình mới. Ðảng ta phải xây dựng các tổ chức Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh vững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Ðảng, với Tổ quốc và nhân dân; có trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân, toàn tâm toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
III, Kết bài
Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Đảng ta là một Đảng cách mạng, một Đảng vì dân vì nước”. Lời nói của Người và những tư tưởng của Người về Đảng cộng sản sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường cho Đảng ta làm tốt vai trò lãnh đạo của mình trong suốt quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tích cực hội nhập với Thế giới. Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước tiến lên CNXH.

Đất đai- bán đấu giá quyền sử dụng đất


I.                   ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài sản vô cùng quý giá của mỗi con người; từ ngàn xa xưa cha ông ta đã từng nói:” Tấc đất, tấc vàng”. Ngày nay, trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng theo cơ chế thị trường theo sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần nhất là “ Thị trường bất động sản đang thu hút mạnh mẽ đối với nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau cạnh tranh nhằm khai thác giá trị tiềm tàng của đất. Thị trường bất động sản mà trong đó các tố chức, cá nhân thực hiện mua bán  liên quan đến BĐS được diễn ra dưới nhiều hình thức; Trong đó bán đấu giá quyền sử dụng đất  mới chỉ được áp dụng ở nước ta trong những năm gần đây.
II.                NỘI DUNG
Ở mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế, đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là một bộ phận tạo thành lãnh thổ quốc gia – một trong những yếu tố của một quốc gia độc ập có chủ quyền. Ở nước ta, nhà nước là đại diện của việc sở hữu đất đai. Để thực hiện được việc đại diện chủ sở hữu đối với đất đai và khai thác các giá trị từ việc sử dụng đất, nhà nước tiến hành nhiều hoạt động có liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, trong đó “ Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua một hình thức giáo đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất ốn định ; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.” (khoản 4, điều 5 Luật đất đai 2003)
II.1 Khái niệm về bán đấu giá quyền sử dụng đất:
II.1.1 Định nghĩa về bán đấu giá quyền sử dụng đất:
Theo từ điển kinh tế học hiện đại xuất bản năm 1999: đấu giá  là một thị trường, trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứ không phải đơn thuần tra giá người bán; thị trường đấu giá là một thị trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của cung và cầu.
Dưới góc độ của quan hệ pháp luật dân sự, Bán đấu giá có thể hiểu là hình thức bán đặc biệt để người mua tự trả giá, không thấp hơn giá trị thấp nhất do người bán quy định. Ai trả giá cao nhất sẽ được mua. Bán đấu giá có thể được thực hiện dưới hình thức tất cả người mua được trả giá một lần thông qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc những người mua được phép trả nhiều lần công khai trong một khoảng thời gian xác định.
Chính vì vậy có thể hiểu bán đấu giá tài sản như sau: Bán đấu giá tài sản là một hình thức mua bán công khai và tổ chức theo những hình thức mà pháp luật quy định; do người bán đấu gia điều khiển, nhằm mục đích bán tài sản ở giá cao nhất, người trả giá cao nhất đối với tài sản là người mua được tài sản bán đấu giá.
Theo đó, bán đấu giá quyền sử dụng đất là hình thức mua bán công khai, được tổ chức chặt chẽ theo những hình thức mà pháp luật quy định, do người bán đấu giá điều khiển; nhằm bán được quyền sử dụng đất ở mức giá cao nhất do người mua chấp nhận trên cơ sở cạnh tranh tự nguyện về giá cả; người mua được quyền sử dụng đất là người trả giá cao nhất đối với quyền sử dụng đất mang bán đấu giá”.
II.1.2 Đặc điểm pháp lý của bán đấu giá quyền sử dụng đất.
 Sở dĩ đất được bán đấu giá vì thường có những lý do sau:
Thứ nhất, Đây là một loại tài sản có thể thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người ( chẳng hạn được thừa kế chung, tặng cho chung), có khả năng xảy ra xung đột về măt lợi ích giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình định giá tài sản, ơhaan định rạch ròi quyền lợi của các bên, tránh mâu thuẫn khi không thống nhất gia cả giữa các đồng sử dụng, cần phải đem ra bán công khai để người mua tự định giá.
Thứ hai, Quyền sử dụng đất đem bán đấu giá trong một số trường hợp là đối tượng phải thực hiện một phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp này, chủ sử dụng hợp pháp đã mất đi một số quyền năng nhất định trong việc thực hiện quyền sử dụng của mình; họ sẽ không tự do chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác; mà việc chuyển nhượng đã được ấn định bởi tòa án
Thứ ba, Quyền sử dụng đất đang thuộc quỹ đất dự trữ của nhà nước, Nhà nước chưa giao cho cá nhân, hộ gia đình hay chủ thể khác sư dụng. Đứng trước nhu cầu cần phải huy động một số lượng lớn vốn nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và các yêu tố hạ tầng khác, Nhà nước quyết định bán đấu giá quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và giám sát quyền hoạt động của nhân dân trong hoạt động kinh tế chung.
Thứ tư, Quyền sử dụng đất được đem ra bán đấu giá trong trường hợp thế chấp khi chủ sử dụng là người thế chấp không hoàn thành nghĩa vụ. Trường hợp này, quyền sử dụng đất có thể được bán đấu giá theo thỏa thuận từ trước của hai bên, hoặc theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người nhận thế chấp.
Thứ năm, Trong thực tế, một số trường hợp có thể khó xác định được giá trị đích thực của quyền sử dụng đất đối với một thửa đất; nên chủ sử dụng hợp pháp đó đã tuyên bố bán đấu giá để xác định giá trị sử dụng của nó thông qua sự giám định của khách hàng là những người có nhu cầu sử dụng thực tế, để từ đó thực hiện các quyền tài sản của mình.
II.2 Pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất
 Xét về khía cạnh là một hợp đồng dân sự, bán đấu giá quyền sử dụng đất mang đầy đủ các yếu tố của hợp đồng mua bán, là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thông qua đối tượng hàng hóa quyền sử dụng đất nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghiã vụ dân sự với nhau.
Về chủ thể của hợp đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất bao gồm những tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự sự theo quy định của pháp luật và tham gia vào hợp đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất. Đó là những người sau:
Người bán quyền sử dụng đất: Là người chủ sử dụng đất hợp pháp; họ có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc nhà nước. Theo quy định của BLLDS 2005 ( điều 697 đến điều 702) và Luật Đất đai ( điều 58 và điều 106), những chủ thể trên có thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức bán đấu giá.Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp quyền sử dụng đất nếu đem là thế chấp hoặc là đối tượng phải thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì người bán đấu giá quyền sử dụng đất không nhất thiết là người sử dụng đất hợp pháp mà có thể là người khác, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa những người đó với nhau ( chẳng hạn người nhận thế chấp quyền sử dụng đất có quền bán đấu giá quyền sử dụng đất theo thỏa thuận từ trước để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người thế chấp..)
Người bán đấu giá quyền sử dụng đất: Là người thực hiện các hoạt động bán đấu giá quyền sử dụng đất. Người bán đấu giá quyền sử dụng đất có thể là cá nhân, tổ chức, hoặc họ cũng có thể là người bán tài sản chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Ở nước ta hiện nay, người bán đấu giá quyền sử dụng đất thường là trung tâm bán đấu giá tài sản ( thuộc sở tư pháp) hoặc UBND cấp có thẩm quyền hoặc HĐBĐG quyền sử dụng đất được thành lập hợp pháp không thuộc UBND. Trong một số trường hợp người BĐG QSD đất đồng thời là người bán QSD đất.
Người tham gia bán đấu gia quyền sử dụng đất là những người tham gia thị trường bán đấu giá QSD đất nhằm mục đích mua được tài sản. Họ có thể là một trong những người mua QSD đất trong tương lai.
Người mua quyền sử dụng đất: là người trả giá cao nhất tại phiên đấu giá. Trong phiên đấu giá QSD đất, người nào đặt giá cao nhất, đồng thời không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được QDS đất.
Ngoài những chủ thể trên đây, trong BĐG QSD đất còn có một số chủ thể khác tham gia hoạt động này như người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến QSD đất đem bán đấu giá; hoặc cá cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
   Thứ hai, Nội dung, mục đích của hợp đồng bán đấu giá quyền sử dụng đất được thể hiện ở những điều khoản của hợp đồng phải hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội. Nội dung của hợp đồng BĐG QSD đất là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia BĐG QSD đất được thể hiện ở những điều khoản của hợp đồng. Mục đích của việc bán đấu giá quyền sử dụng đất là những lợi ích mà các bên hướng tới trong quá trình giao dịch. Những điều khoản của hợp đồng BĐG QSD đất bao gồm: Các điều khoản cơ bản ( bắt buộc có trong hợp đồng) như đối tượng hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện hợp đồng..; điều khoản thông thường ( đã được quy định trong pháp luật từ trước và được các bên mặc nhiên chấp nhận); điều khoản tùy nghi không bắt buộc phải có trong hợp đồng) như thưởng hoặc phạt hợp đồng, cách thức giải quyết tranh chấp...
Pháp luật quy định nếu nội dung và mục đích của hợp đồng trái pháp luật và đạo đức xã hội ( như các bên không xử sự đúng những điều mà pháp luật yêu cầu, hoặc làm những điều trái với thuần phong mỹ tục, trái với truyền thống văn hóa dân tộc ..) thì hợp đồng mua bán QSD đất được bán đấu giá sẽ bị coi là vô hiệu; tùy theo từng trường hợp cụ thể mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có cách xử lý khác nhau đối với từng trường hợp vô hiệu đó.
Thứ ba, các bên tham gia bán đấu giá quyền sử dụng đất phải tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối.
Để thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất một cách minh bạch, tránh lừa dối, ép buộc, đòi hỏi người bán đấu giá có nghĩa vụ thông báo, niêm yết công khai đầy đủ các thông tin cần thiết về QSD đất bán đấu giá. Trước khi bán đấu giá phải cho những người tham gia đấu giá xem hồ sơ, tài liệu liên quan đến QSD đất, xem xét hiện trường thửa đất bán đấu giá. Người BĐG  phải đảm bảo quyền sử dụng đất của người muatheo các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà Bộ luật dân sự 2005 và Luật Đất đai 2003 đã quy định.
Người bán đấu giá có quyền yêu cầu người bán quyền sử dụng đất công bố đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến tài sản bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
Nếu quyền sử dụng đất bán đấu giá không hợp pháp mà khi mua, người mua quyền sử dụng đất bị người khác đòi lại thì người mua có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại từ người bán đấu giá.
Trong quá trình bán đấu giá, để tránh hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra, đòi hỏi Ban tổ chức và những người tham gia đấu giá cũng như người khác có liieen quan phỉa hoàn toàn vô tư, khách quan, không thông đồng, không ép giá, chỉ cạnh tranh với nhau trên cơ sở giá cả; kết hợp với sự giám sát mạnh mẽ của cơ quan chức năng để đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hoạt động bán đấu giá theo đúng ý nghĩa vốn có của nó.
Thứ tư: Hình thức của hợp đồng mua bán quyền sử dụng đất bán đấu giá bắt buộc phải được lập bằng văn bản, có chứng thực của Phòng Công chứng Nhà nước nơi có quyền sử dụng đất.
Tại phiên đấu giá, mọi hoạt động đấu giá bắt buộc phải được lập thành văn bản. Nếu văn bản BĐG đã được thành lập mà người mua quyền sử dụng đất từ chối mua thì số tiền mà họ đã đặt trước đó không được lấy lại, coi như họ phải đền bù cho vi phạm của mình; ngoài ra họ có thể phải chịu trách nhiệm thêm những phí tổn về việc tổ chức BĐG theo quy định của Ban tổ chức bán đấu giá.
Dựa trên văn bản bán đấu giá đã đượ lập, người mua quyền sử dụng đất trở thành chủ sử dụng đối với thửa đất mà họ đã trả giá cao nhất đối với thửa đất mà họ đã trả giá cao nhất tại phiên đấu giá. Người bán đấu giá phải có nghĩa vụ nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người mua theo quy định của pháp luật về trước bạ và đăng ký quyền sử dụng đất.
3, Thực trạng pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất
Quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bán đấu giá quyền sử dụng đất
      Điều 456 với tiêu đề: “ Bán đấu giá tài sản”. Điều luật này không quy định thế nào là bán đấu giá tài sản, mà chỉ quy định bán đấu giá tài sản như một hình thức vốn “ sẵn có” của giao dịch dân sự; đồng thời khẳng định: tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý muốn của chủ sở hữu tài sản, hoặc có thể được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều luật này cũng quy định thêm sự “ rằng buộc giữa các đông sở hữu tài sản chung: “Phải có sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và pháp luật quy định khác”.
Điều 457: về thông báo bất động sản tài sản
Trong điều luật này quy định việc bán đấu giá tài sản bắt buộc phải có sự thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo về những vấn đề: thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng và danh mục tài sản bán đấu giá. Việc thông báo được ấn định thời gian đối với từng loại tài sản: chậm nhất là báy ngày đối với động sản, 30 ngày đối với bất động sản trước khi bán đấu giá, phải có sự thông báo công khái về tài sản bán đấu giá.
Khoản 2 điều luật này còn quy định thêm đối với những người “có liên quan đến tài sản bán đấu giá” phải được thông báo công khai về việc bán đấu giá để tham gia định giá khởi điểm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Với những quy định trên đây cho thấy, việc thông báo công khai là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên điều luật lại không xác định rõ thế nào là phương tiện thông tin đại chúng, thông báo công khai ở loại phương tiện cụ thể gì, ở cấp nào. Vì vậy, trong thực tiễn mỗi địa phương có những cách thức thông báo khác nhau, dẫn đến hiệu quả của việc thông báo chưa cao, chưa đến được với nhu cầu của người tham gia đấu giá.
Điều 458 về thực hiện bán đấu giá. Điều luật này quy định khá chi tiết trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong sáu nội dung cụ thể:
Thứ nhất, Về công bố giá khởi điểm (giá sàn): vấn đề này được thực hiện khi bán đấu giá, người bán đấu gia phải có nghĩa vụ công bố giá khởi điểm. Điều luật này không quy định việc tiến hành công bố giá khởi điểm vào thờ điểm nào, công bố bằng phương tiện gì nên rất dễ tạo ra sự không thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Thứ hai, về trình tự bán đấu giá.
Khoản 2 điều luật này chỉ đưa ra quy định về giá cả làm căn cứ để xác định chủ thể của quan hệ hợp đồng bán đấu giá tài sản: người trả giá cao nhất và ít nhất bằng giá khởi điểm được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Quy định như vây không thấy rõ được điều kiện khác về tính hợp pháp của hợp đồng dân sự như năng lực chủ thể, yếu tố tự nguyện, nội dung và hình thức hợp đồng..
Thứ ba, về thủ tục bán đấu giá tài sản. Khoản 3 của điều luật quy định bắt buộc phải được lập thành văn bản mà không xác định hình thức đó là gì: có cần chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không, điều này rất dễ tạo ra sự tùy tiện trong việc xác định hình thức của hợp đồng bán đấu giá tài sản.
Thứ tư, về thời hạn thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản được quy định atij khoản 4 của điều luật: thời hạn giao tài sản bán đấu giá và thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán được thực hiện theo quy chế bán đấu giá tài sản. Như vậy điều luật này đã “dẫn chiếu” đến một văn bản pháp luật khác, đòi hỏi chủ thể tham gia phải tìm hiểu văn bản pháp luật này trong quá trình tham gia bán đấu giá.
Thứ năm, về trách nhiệm rủi ro trong bán đấu giá tài sản, khoản 5 của điều luật quy định rõ: người bán đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.
Quy định như trên nhằm xác định trách nhiệm của người mua trong việc “giám định” về chất lượng của tài sản và chủ động định giá tài sản trong quá trình tham gia đấu giá. Như vậy, vấn đề sẽ khó khăn cho người mua trong trường hợp không xác định được chất lượng của tài sản vì những lý do khách quan, hoặc do người bán đấu giá có sự gian lận hoặc nhầm lẫn trong tổ chức bán đấu giá tài sản.
Thứ sáu, về hủy bỏ hợp đồng bán đấu giá tài sản:
Trong trường hợp giá mua cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá coi như là không thành. Quy định này cũng phù hợp với truyền thống hoạt động bán đấu giá và thực tiễn pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên điều luật cũng không đưa thêm quy định đối với những trường hợp khác khi có sự phát hiện gian lận trong bán đấu giá, hoặc trường hợp người mua cao nhất không đến nhận tài sản bán đấu giá.
Điều 459 về bán đấu giá bất động sản. Bộ luật dân sự 2005 quy định khá chi tiết đối với loại tài sản đặc biệt này thông qua các nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, về địa điểm tổ chức bán đấu giá được thực hiện tại nơi có bất động sản hoặc nơi khác do người bán đấu giá xác định. Quy định này xuất phát từ đặc tính chuyên biệt của bất động sản (không di dời được trong không gian) làm cho các bân có thể xác định được chất lượng của tài sản một cách thuận lợi khi trực tiếp quan sát nó. Ngoài ra có thể thuận lợi cho việc tổ chức BĐG BĐS, pháp luật còn cho phép người bán đấu giá được “lựa chọn” về địa điểm bán đấu giá; quy đinh như vậy là phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và thực hiện BĐG BĐS.
Thứ hai: Về thủ tục đăng ký mua BĐS bán đấu giá
Khoản 2, điều luật quy định: Sau khi có thông báo về việc bán đấu giá bất động sản, những người muốn mua phải đăng kí mua và phải nộp trước một khoản tiền đảm bảo cho việc tham gia bán đấu giá. Danh sách những người mua được thông báo công khai tại nơi bán đấu giá.
Quy định như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức bán đấu giá khi đã hội tj đủ những người cấn thiết cho việc tham gia bán đấu giá. Tuy vậy danh sách những người tham gia bán đấu giá không được quy định rõ là niêm yết công khai ở mức độ như thế nào (họ tên, nơi cư trú, địa điểm, số điện thoại..), vì vậy tạo ra những bất cập khi những người tham gia bán đấu giá có thể biết trước về nhau, họ có thể không vô tư và khách quan khi trả giá nếu đã có sự bà bạc với nhau từ trước.
Thứ ba, về cách thức thanh toán khi thực hiện hợp đồng BĐG BĐS. Tại khoản 3 và khoản 4 của điều luật quy định;nếu người tham gia BĐS mua được tài sản (người trả mức giá cao nhất) thì sẽ phải có nghĩa vụ thanh toán cho bên tổ chức BĐG số tiền đã trả giá, khoản tiền đặt trước được khấu trừ vào nghĩa vụ thanh toán; nếu người mua từ chối mua thì không được hoàn trả số tiề đó.
Đối với người bán đấu giá, phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đặt trước cho những người khác đăng ký mua mà không mua được tài sản.
Thứ tư: về văn bản của hợp đồng bán đấu giá được quy định tại khoản 5, bắt buộc phải lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực hoặc phải được đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
Tóm lại, với các quy định trên đây cho thây BLDS 2005 mặc dù đã có những quy định về BĐG TS nói chung và bán đấu giá BĐS nói riêng trong đó có quyền sử dụng đất còn thiếu và chưa chặt chẽ, tạo ra những điểm còn khá lỏng trong pháp luật về BĐG, dẫn đến hậu quả là các chủ thể tham gia hoạt động BĐG TS vận dụng không thống nhất trong tổ chức và thực hiện pháp luật về BĐG. Vì vậy cần phải có những quy định sửa đổi, bổ sung đối với BLDS 2005 về bán đấu giá tài sản để phù hợp với thực tiễn cuộc sống.
2.1 Theo quy định của Luật đất đai 2003 về bán đấu giá quyền sử dụng đất:
Tại điều 58, LĐĐ 2003 quy định cụ thể về vấn đề nay như sau: Về các trường hợp được bán đấu giá quyền sử dụng đất, nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp: đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đầu tư xây dựng kết cáu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; sử dụng quỹ đất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; cho thuê quỹ đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng tủy sản, làm muối; các trường hợp khác do chính phủ quy định.
Ngoài các trường hợp bán đấu giá quyền sử dụng đất trên đây, khoản 2 của điều 58 còn quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất còn nhằm mục đích để thi hành án, xử lý hợp đồng thể chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
-       Về giá cả trong đấu giá quyền sử dụng đất, khoản 3 của điều luật quy định mức “giá sàn” do UBND cấp tỉnh quy định; giá trúng đấu giá không được thấp hơn mức giá sàn.
Như vậy, thẩm quyền của UBND tỉnh đã được quy định trong điều luật trong việc ban hành giá đất, “giá sàn” trong đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là cơ sở giúp cho UBND cấp tỉnh trong việc ban hành các quy định về BĐG QSD đất để thực hiện mục đích của việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các mục tiêu kinh tế khác của địa phương.
Khoản 4 điều luật này quy định việc tổ chức đấu giá QSD đất phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá. Như vậy, điều luật này cũng đã “dẫn chiếu” đến các ăn bản pháp luật chuyên ngành về đấu giá QSD đất như BLDS 2005 và các văn bản pháp luật khác do chính phủ và UBND cấp có thẩm quyền ban hành; trong đó sự “ưu tiên áp dụng các quy định chuyên ngành về đấu giá một lần nữa được khẳng định trong lĩnh vực này.
2.3 Quy định của chính phủ về bán đấu giá quyền sử dụng đất
Nghị định chính phủ số 05/2005/NĐ – CP ngày 18/1/2005 về bán đấu giá bất động sản và quyết định cuat Thủ tướng chính phủ số 216/2005/ QĐ-TTG ngày 31/08/2005 về việc ban hành quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Nội dung của hai văn bản pháp luật này đề cập đến một số vấn đề cơ bản như:
Về nguyên tắc bán đấu giá: Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, trung thực, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các bên (điều 3, nghị định 05/2005). Việc quy định nguyên tắc này về cơ bản thống nhất với nguyên tắc của BLDS 2005 (từ điều 4 đến 13) và nguyên tắc về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (điều 122 BLDS 2005); đồng thời nó cũng thể hiện được nét đạc thù của hình thức mua bán tài sản này. Tuy nhiên, điều 3 của nghị định này không nói đến nguyên tắc “trực tiếp”, dễ dẫn đến việc hiểu là việc BĐG có thể thực hiện được bằng cả hình thức gián tiếp.
Về chủ thể được tham gia bán đấu giá quyền sử dụng đất, bao gồm: tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng Nhà nước giao quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của LĐĐ 2003; những chủ thể này phải có nhu cầu sử dụng đất đêt thực hiện dự án đầu tư hoặc làm nhà ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt. Điều 13 của nghị định này quy định những người không được tham gia đấu giá bao gồm: Người không có năng lực hành vi dân sự; không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình tại thời điểm bán đấu giá; người làm việc trong trung tâm bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoặc hội đồng bán đấu giá tài sản đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản hoặc cha, mẹ, con của những người đó; người có tài sản bán đấu giá; người không có quyền mua TS BĐG theo quy định của pháp luật. Với những quy định đó nhằm đảm bảo tính vô tư, khách quan trong quá trình tổ chức và thực hiện BĐG QSD đất. Tuy nhiên các điều luật trên lại không quy định rõ ràng cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý những đối tượng không đủ tư cách tham gia bán đấu giá.
-                     Về các trường hợp được bán đấu giá quyền sư dụng đất:
So với các quy định tại điều 58 LĐĐ 2003, điều 3 của quyết định 216/2005/QĐ- BĐG quy định rộng hơn về các trường hợp được bán đấu giá quyền sử dụng đất, đó là: đấu giá đất nhằm xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đầu tư xây dựng kết cáu hạ tầng để chuển nhượng hoặc cho thuê; sử dụng đất cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh...Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai đối với loại đất nào, dự án nào thì có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá đối với loại đất đó (điều 4 của quyết định này).
Với quy địn trên đây, nhà nước đã mở ra cơ chế trao quyền rộng hơn cho các địa phương (UBND cấp tỉnh) trong việc quyết định mục đích đưa các thửa đất vào hoạt động bán đấu giá phù hợp với lợi ích của địa phương, đồng thời phát huy khả năng tự chủ của địa phương trong việc khai thác lợi ích từ đất đai. Tuy nhiên, quy định trên cũng tạo ra sự “quá đà” của một số địa phương trong việc đưa đất đai vào đấu giá một cách ồ ạt, thậm chí ban hành khung giá đất và “giá sàn” đất đấu giá một cách tùy tiện, tạ ra sự lộn xộn trong quản lý đất đai, không đạt được lợi ích thiết thực từ BĐG QSD đất.
-                     Về điều kiện các thửa đất được tổ chức bán đấu giá: (điều 5): đất đã có quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất sử dụng chi tiết; quy hoạch xây dựng chi tiết được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy quy định của pháp luật đất đai và xây dựng; đất đã được bồi thường giải phóng mặt bằng; đất đã có phương án bán đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây là một quy định mới của văn bản pháp luật này so với các văn bản pháp luật khác về bán đấu giá BĐS; quy định này cho thấy nhà nước đã quan tâm sâu sắc tới công tác quản lý đất đai, nhất là vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trong công tác giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa, nhằm bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, đồng thời quản lý được trật tự trong công tác xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở ở mỗi địa phương.
3, Vấn đề đặt ra đối với pháp luật bán đấu giá quyền sử dụng đất.
Thứ nhất, các văn bản pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất tuy được ban hành với số lượng tương đối nhiều nhưng vẫn còn thiếu về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong thực tiễn. Hiện nay một số lĩnh vực chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh cụ thể (chưa có quy định về kê biên, BĐG QSD đất giải quyết vấn đề phá sản của doanh nghiệp).
Thứ hai,: Các văn bản pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất còn quá nhiều bất cậ , chưa thống nhất trong việc tổ chức và BĐG QSD đất ở các địa phương gặp nhiều lúng túng , gây những vướng mắc cần phải giải quyết. Cần phải được xác định lại một cách rõ ràng để tạo cơ sở pháp lý chung cho cả nước trong quá trình tổ chức và thực hiện BĐG QSD đất.
Thứ ba: Sự  “vênh” nhau giữa pháp luật về nhà ở và pháp luật về đất đai cần phải được tháo gỡ để tạo ra một hành lang pháp lý chung trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân
Thứ tư, pháp luật về bán đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều kẽ hở, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế xử lý đối với những vi phạm trong quá trình tổ chức và thực hiện BĐG, dễ bị các đối tượng lợi dụng để trục lợi cá nhân, gây thất thoát cho Nhà nước và cản trở hoạt động BĐG QSD đất.
Thứ năm, do cách hiểu không thống nhất một số quy định trong pháp luật về BĐG QSD đất, nên một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyêt đăng ký quyền sử dụng đất và đăng ký quyền sơ hữu nhà ở trong một số trường hợp đã bị từ chối hoặc chậm trề trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật, biên bản bán đấu giá quyền sử dụng đất phải được chứng thực bởi phòng công chứng nhà nước nơi tiến hành BĐG mà không quy định rõ công chứng viên phải theo dõi, giám sát phiên BĐG quyền sử dụng đó hay không, bởi vậy mỗi nơi vận dụng một khác: có nới cử giám sát viên tham gia giám sát phiên đấu giá, nhưng có nơi lại không có sự giám sát của công chứng viên, dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện.
Thứ sáu, các văn bản pháp luật về BĐG QSD đất của Chính phủ ban hành quá nhiều quyền cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở các địa phương trong việc ban hành quy chế BĐG QSD đất riêng của địa phương mình; UBND các tỉnh cũng lại trao quyền cho UBND cấp huyện chủ động ban hành quy chế BĐG cho từng dự án thuộc địa bàn mình quản lý; dẫn đến việc quy định mâu thuẫn, chồng chéo nhau; mâu thuẫn giữa văn bản pháp luật ở địa phương với Trung ương; giữa văn bản của cấp dưới với cấp trên.
4.2 Vấn đề đặt ra đối với tổ chức hoạt động bán đấu giá quyền sử dụng đất
Bán đấu giá quyền sử dụng đất là một quan hệ kinh tế - dân sự, do đó cần phải có sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Sự tham gia của các doanh nghiệp về bán đấu giá quyền sử dụng đất hoàn toàn có khả năng đảm bảo quyền lợi của bên bán, bên mua cũng như đảm bảo được sự tuân thủ của pháp luật về trình tự, thủ tục BĐG QSD đất, vì vậy cần phải có sự khuyến khích các doanh nghiệp BĐG quyền sử dụng đất thành lập và đi vào hoạt động nhằm giảm tải gánh nặng kinh phí của Nhà nước trong việc tổ chức hoạt động BĐG QSD đất.
Cần đẩy mạnh cải cách hành chính trong tổ chức hoạt động BĐS ở các địa phương theo hướng tinh giản bộ máy và các đầu mối trung tâm BĐG TS theo hướng ở nội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ thành lập một trung tâm (theo tinh thần chỉ đọ của TTCP). Các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước không có chức năng bán đấu giá tài sản đất thì không được tự tổ chức BĐG QSD đất, không thành lập các hội đồng kiêm nhiệm đứng ra bán đấu giá nhằm tránh những tiêu cực thông đồng trong đấu giá, bảo vệ được lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Nghị định 05/ 2005/ NĐ- CP quy định: Những người làm việc trong trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản hoặc HĐ BĐG TS không được tham gia BĐG TS là không hợp lý vì ở trong một đơn vị bán đấu giá thông thường bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, có bộ phận trực tiếp thực hiện công vieeccj BĐG TS nhưng cũng có bộ phận chỉ làm công việc hành chính đơn thuần. Vì vậy cần phải quy định rõ ràng: “chỉ những người nào trực tiếp liên quan đến hoạt động BĐG QSD đất của một dự án thì không được tham gia đấu giá tại dự án đó. Như vậy, vừa đảm bảo được tính khách quan vô tư trong hoạt động nghề nghiệp của những nhân viên của tổ chức BĐG vẫn đảm bảo cho họ có quyền tham gia đấu giá QSD đất để thực hiện lợi ích chính đáng của mình.
Cần phải có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người BĐG, tiêu chuẩn của đấu gia viên phải thống nhất giữa TT BĐG TS và doanh nghiệp BĐG TS. Các tiêu chuẩn của đấu giá viên phải thể hiên ở trình độ hiểu biết pháp luật (tối thiểu phải có trình độ cử nhân Luật) đủ năng lực nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt đặc biệt phải có sự vô tư, khách quan, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Vấn đề đặt ra đối với giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, Tranh chấp vê quyền và nghĩa vụ của ngươi tham gia đấu giá với hoạt động BĐG QSD đất. Theo quy định của pháp luật thì người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải nộp tiền bảo lãnh trách nhiệm do bên tổ chức đấu giá quy định đối với từng dự án, họ không được lấy lại khoản tiền bảo lãnh trách nhiệm đó nếu vi phạm quy chế bán đấu giá hoặc các quy định khác do pháp luật quy định. Quy định như vậy rõ ràng đặt ra biện pháp chế tài đối với ngời tham gia đấu giá nếu họ không làm tròn bổn phận của mình; tuy nhiên cần phải thấy rằng BĐG QSD đất là một quan hệ kinh tế - dân sự cần phải thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quá trình tham gia hoạt động đó. Trong thực tiễn