Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Cá nhân hình sự- ĐỀ BÀI: Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B ( người quen của H) gửi xe và sau đó đem bán được 12 triệu đồng. H chia cho B 1.500.000 đồng. Hỏi: 1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao? 2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?


ĐỀ BÀI:
Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường xe bị chết máy. Đang loay hoay khởi động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được.
H đem xe máy đến nhà B ( người quen của H) gửi xe và sau đó đem bán được 12 triệu đồng. H chia cho B 1.500.000 đồng.
Hỏi:
1.                                         Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
2.                                         B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
  GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?
Trước hết, ta khẳng định hành vi của H cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 136 bộ Luật Hình sự.
Cướp giật tài sản là nhanh chóng giật lấy tài sản của người khác một cách công khai rồi tìm cách tẩu thoát. Đặc điểm nổi bật của tội này là người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lí tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản mà người quản lí khó có thể giữ lại được hoặc giằng lại được. Hành vi này có 2 dấu hiệu để phân biệt với các tội khác: đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng.
Thứ nhất, tính chất công khai, trắng trợn của hành vi cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong và sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ lại được.
Thứ 2, dấu hiệu nhanh chóng là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát mà không để chủ sở hữu tài sản kịp phản ứng hoặc phản ứng nhưng không thể ngăn cản hành vi phạm tội lại được.
Xét tình huống, ta thấy, hành vi của H là hành vi cướp giật tài sản. đây là hành vi công khai, trắng trợn, nhanh chóng. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Hành vi của H có yếu tố bất ngờ và ngang nhiên. H đang sửa xe cho chị A nhưng bất ngờ lại phóng xe đi. Và H phóng xe đi ngay trước mặt chị A làm chị A mặc dù thấy và biết H lấy xe của mình, hô mọi người giữ lại nhưng không được.
II. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?
Từ tình huống thì có thể sẽ có 3 trường hợp xảy ra đối với B như sau:
Trường hợp 1:
         Nếu trước khi H thực hiện hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy của chị A mà H đã có ý định phạm tội và ý định đó được đem bàn bạc với B, đã được B đồng ý B cũng đã hứa trước sẽ giúp cho H che dấu tài sản chiếm đoạt được (cho gửi nhờ) để sau đó đem tiêu thụ, thì hành vi này của B đã có dấu hiệu đồng phạm với vai trò là người giúp sức theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLHS: “người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Do vậy B sẽ phải chịu TNHS về tội cướp giật tài sản với vai trò đồng phạm.

Trường hợp 2: B biết chiếc xe mà H nhờ mình trông là xe cướp được nhưng vẫn đồng ý trông.
 Trong trường hợp này B phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 250 BLHS.
Theo quy định tại Điều 250 Bộ Luật Hình sự thì mặt khách quan của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được thể hiện ở hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ các tài sản đó do người khác phạm tội mà có như tham ô, chiếm đoạt, trộm cắp, cướp….Khi thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì người thực hiện hành vi này không có hứa hẹn trước hay thỏa thuận trước với người phạm tội. Nếu trước đó, người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản có hứa hẹn hay thỏa thuận trước với người phạm tội thì người này đã đồng phạm với người phạm tội với vai trò tiếp sức.
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là sự chuyển giao cho người khác tài sản dưới bất kì hình thức nào như: mua, bán, trao đổi, cho, tặng… Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là chiếm giữ, cất giữ, cất giấu tạm thời tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bởi vậy, trong tình huống này B là người đã chứa chấp và tiêu thụ tài sản cho người khác phạm tội mà có. Khoản tiền mà H trả cho B đó là khoản tiền công mà H trả cho B.
 Trường hợp 3: B không phải chịu trách nhiệm hình sự
Nếu B hoàn toàn không biết được rằng đó là tài sản do H chiếm đoạt được của chị A và không có điều kiện để biết được (H không cho B biết) và pháp luật không buộc phải biết, B hoàn toàn có ý thức là tài sản đó là thuộc sở hữu của H do H gửi nhờ và sau đó bán, thì B không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì theo luật hình sự nếu người chứa chấp, tiêu thụ không biết được đó là tài sản do phạm tội mà có thì hành vi không cấu thành tội phạm.
Tuy sau khi bán được H đưa cho B 1.500.000 nhưng đó không thể là căn cứ để cho rằng B biết việc H làm và định tội cho B được. Do vậy, nếu B thuộc trường hợp này thì B sẽ không phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nếu sau khi nhận tiền mà B mà B biết toàn bộ hành vi của H. Tuy nhiên B đã không đi khai bào mà chấp nhận tiền và im lặng thì B phải chịu TNHS về tội che dấu tội phạm theo điều 21 BLHS.











                        


















DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.                     Giáo trình Luật Hình sựu Việt Nam tập 2 – Trường Đai học Luật Hà Nội năm 2009.
2.                     Luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
3.                     Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam phần Định tội danh, Đinh Văn Quế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét